Cua không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn thường xuyên có thể giúp thanh nhiệt giải độc, dưỡng gân cốt, bổ huyết, tăng cường thể lực.

Hấp cua nên dùng nước lạnh hay nước nóng?-1
Giá cua rất đắt, có thể lên tới vài triệu/kg. Vì vậy, nếu chế biến không cẩn thận, cua không ngon sẽ rất lãng phí.

Nhiều người khi nấu xong, cua bị rụng càng và chảy nước, thịt tanh. Nguyên nhân đến từ nhiệt độ nước khi hấp cua.

Hấp cua nên dùng nước lạnh hay nước nóng?-2

Hấp cua nên dùng nước lạnh hay nước nóng?

Cho cua vào từ khi nước lạnh là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước tăng từ từ trong thời gian dài khiến phần thịt cua đông đặc lại, phần thịt bị trào ra ngoài lớp vỏ. Ngoài ra, đun lâu sẽ khiến thịt cua bị khô.

Cách chính xác là cho cua vào hấp khi nước đã sôi. Cách này có thể làm cho cua chín nhanh chóng, giữ được vị tươi, mềm, ngọt của thịt.

Hấp cua nên dùng nước lạnh hay nước nóng?-3

Mẹo để hấp cua đúng cách

Nguyên liệu:

Cua, gừng thái chỉ, rượu nấu ăn, hạt tiêu.

Cách làm:

Bước 1: Dùng bàn chải đánh sạch cua.

Hấp cua nên dùng nước lạnh hay nước nóng?-4

Bước 2: Nếu cua bị buộc, đừng tháo dây, nó sẽ giữ cua không chạy lung tung.

Bước 3: Lấy một chiếc đũa, cắm từ vị trí cua phun bọt khí, chọc thủng tim cua, đợi nửa phút, chúng sẽ ngừng chuyển động. Cho nước vào nồi, thêm tiêu, gừng thái chỉ rồi thêm một thìa rượu nấu ăn vào.

Bước 4: Cho phần bụng cua ngửa lên trên khi hấp để phần thịt không bị chảy ra ngoài, lót một miếng gừng lên trên bụng. Khi nước sôi, cho cua vào hấp khoảng 10-15 phút rồi tắt bếp.

Hấp cua nên dùng nước lạnh hay nước nóng?-5

Chỉ với vài bước đơn giản, cua đã sẵn sàng để cả nhà thưởng thức.

Hấp cua nên dùng nước lạnh hay nước nóng?-6

Theo Nông thôn Việt