Bao Chửng là một nhân vật ngay thẳng chính trực trong nhiều bộ phim truyền hình. Những vụ án được ông giải quyết đều không có bất kỳ oan tình nào.
Vì thế, ông được mọi người gọi là "Bao Thanh Thiên", ca ngợi ông là một viên quan liêm chính.
Như mọi người đã biết, Bao Chửng có Ngự trát tam đao (3 chiếc đao) xử trảm tội phạm: Cẩu đầu đao, Hổ đầu đao và Long đầu đao.
Chúng được phân theo đối tượng bị xử tội: Long đầu đao chỉ dùng cho hoàng thân quốc thích, hổ đầu đao dùng chém đầu các quan lại và cẩu đầu đao áp dụng cho giai cấp thường dân.
Dàn diễn viên chính trong một bộ phim truyền hình "Bao Thanh Thiên".
Tại sao Bao Chửng có thể tạo ra những luật hình khắc nghiệt như thế? Bởi vì, Hoàng đế Tống Nhân Tông cực kỳ tin tưởng Bao Chửng.
Đã có thời điểm, Tống Nhân Tông từng đích thân gặp mặt Bao Chửng và ông cũng nhận thánh chỉ của Hoàng đế quay trở về Kinh thành.
Lúc về đến Kinh thành, Hoàng đế đã ban cho Bao Chửng 3 đạo thánh chỉ, điều đặc biệt là 3 thánh chỉ này đều trắng xóa, trống không.
Dựa theo lời Tống Nhân Tông, 3 thánh chỉ này ám chỉ rằng Bao Chửng có thể tùy ý giết một số thần tử, tùy ý làm nhiều chuyện mà không cần phải tâu trước với Hoàng đế, cũng không bị ai phản đối.
Trong một số tiểu thuyết xưa, những "cỗ máy chém" của Bao Chửng được Hoàng đế ban cho với tác dụng như "nhìn thấy đao như nhìn thấy vua trước mặt".
Chính Hoàng đế đã ban cho Bao Chửng quyền quyết định giữa sống - chết và bách tính thường dân cũng đặt nhiều kỳ vọng vào ông.
Sức mạnh của Ngự trát tam đao không hề nhỏ, Bao Chửng có thể xử chém đầu tội nhân trước rồi mới tấu sau.
Theo truyện xưa, vào thời nhà Tống, người thợ rèn trứ danh là Hàn Kỳ đã tìm được một phần mảnh vỡ của "Tam đại tà đao" lay chuyển trời đất trong thời kỳ trước đó.
Hàn Kỳ mất 1 năm lẻ 8 ngày mới dùng các mảnh vỡ trên đúc thành Ngự trát tam đao: Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao. Chúng về sau được cất giữ trong phủ Khai Phong của Bao Chửng.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, trong lịch sử, Bao Chửng không hề có Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao bằng đồng đấy.
Dù là trong phần ghi chép về Bao Chửng thuộc quyển "Tống Sử" hay trong các văn bia do học trò của ông là Trương Điền viết lại cũng không hề nhắc đến sự tồn tại của Ngự trát tam đao trên.
Đến hiện tại các nhà khảo cổ cũng không hề khai quật được bất kỳ chiếc đao nào trong Ngự trát tam đao. Chính vì thế, càng nhiều người nhận định chúng thật sự chỉ tồn tại trong những trang giấy.
Theo Nhịp Sống Việt