Kết thúc mỗi kỳ thi, nhân vật đầu tiên không thể không nhắc tới là "con nhà người ta". Học giỏi, điểm cao luôn là điều đầu tiên đám bạn nghĩ về thành viên này. Không cần chờ đáp án từ Bộ Giáo dục, bạn bè chỉ cần đọ đáp án với nhân vật này là có thể biết được điểm của mình vì chắc chắn cậu ta sẽ đạt điểm tuyệt đối.


Trái lại, có một kiểu người thi xong hỏi cái gì cũng ngơ ngơ, cái gì cũng không biết. Thậm chí, những nhân vật này còn chẳng nhớ đề có bao nhiêu câu, kiến thức trọng tâm là phần nào.


Thi xong chưa biết kết quả nhưng khẳng định mình trượt chắc chắn rồi chính là những cô nàng bi quan. Dù đáp án trùng khớp nhiều bạn bè, song họ vẫn luôn nghĩ đủ thứ như cuộc đời kết thúc tại đây, gia đình quát mắng, bạn bè cười chê vì kết quả tệ... 


Thi xong được hay không cũng vô tư, vui vẻ, thi trượt thì năm sau thi lại, không qua môn thì học lại, chẳng cần lo lắng, thi xong rồi quẩy thôi... Đó là đặc điểm nổi trội của các anh chàng lạc quan, luôn tin cuộc đời tràn niềm vui.


Với những thành phần thích than thở, chắc chắn bạn sẽ đọc được những dòng tâm trạng, kêu ca của họ khi kết thúc bài thi. "Đề năm nay khó hơn các năm trước! Chết rồi, kết thúc câu mình quên không đánh dấu chấm..." là những lời than vãn quen thuộc của những sĩ tử này.  Nhưng thông thường, điểm của kiểu người này luôn nằm trong top được vinh danh.


Đây là kiểu học chăm chỉ, ôn bài rất kỹ, tự tin làm bài nhưng luôn gặp đen đủi khi đi thi đọc nhầm đề, bỏ xót câu, nhầm dấu cộng sang trừ... rồi đi tong cả bài.


Hỏi bài thì không nhớ chứ hỏi các bạn nữ trong phòng thi học lớp nào, ở đâu... thì nhớ hết, đi thi là phụ ngắm gái là chính... là đặc điểm của các chàng trai mải chơi, đi thi cho xong nghĩa vụ. 

'

Thi xong THPT quốc gia, em sẽ đi du học' Đi du lịch cùng gia đình, tìm việc làm thêm hay chuẩn bị du học là kế hoạch của nhiều thí sinh sau khi kỳ thi THPT quốc gia 2017 kết thúc.

 

 

Theo Zing