Trong thời hoàng kim của các nền tảng mạng xã hội, rất nhiều người trẻ đang tự đánh bóng tên tuổi bằng nhiều cách thức khác nhau.
Mới đây, bản tin Góc Nhìn Văn Hóa trên VTV1 đã thẳng thắn đặt vấn đề xoay quanh tình trạng dàn dựng, dựng chuyện để câu kéo người xem của một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng xã hội
Hình ảnh được VTV đưa tin
Nội dung phóng sự mở đầu của BTV Minh Trang: "Một người sáng tạo nội dung với gần 5 triệu người theo dõi vào cuối tháng 3 đã đột nhiên thông báo cưới vợ. Một ngày sau đó, hình ảnh đám cưới xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội. Nhiều người đã bình luận chúc mừng.
Tới sáng 1/4, người này đăng clip đám cưới, kèm dòng trạng thái 'Đám cưới bội thu cá, xin lỗi cả nhà nhiều ạ"'.
Dù đã làm mờ nhưng nhiều netizen vẫn “soi” ra đó chính là tiktoker Phạm Thoại.
Hình ảnh chính chủ đăng trên trang tiktok cá nhân
Dù đã làm mờ nhưng dân mạng vẫn nhận ra nhân vật trong phóng sự là Phạm Thoại.
"Điều này khiến các netizen bất ngờ ngỡ ngàng đến bật ngửa vì thời gian tham gia mạng xã hội, P.T luôn thể hiện là một 'bóng hồng' chính hiệu.
Sau đó là hàng loạt coment tiêu cực, thất vọng, đánh giá thậm chí là chỉ trích hành vi của tiktoker này", thêm lời bình liên quan.
Sự góp mặt của phụ huynh trong "đám cưới"
Bên nhà đài còn có khẳng định: "Mặc dù việc tạo nội dung dàn dựng có thể mang lại hiệu quả ngắn hạn trong thu hút sự chú ý và sự tương tác. Nhưng nó cũng mang theo nhiều rủi ro và thách thức.
Một trong những rủi ro là sự mất đi niềm tin tưởng của khán giả khi họ nhận ra nội dung được tạo ra chỉ để câu kéo lượt xem, lượt thích thay vì mang lại những giá trị thực sự".
Để nói một cách công bằng, các nhà sáng tạo nội dung xây dựng nội dung theo hướng có ích cho khán giả thì luôn được đón nhận và tuyên dương.
Song nếu chỉ chạy theo mục đích câu kéo người xem, “dắt mũi” khán giả từ trò đùa này sang trò đùa khác thì đó là điều đáng phê phán. Đây cũng là một bài học của các nhà sáng tạo khác.
Theo Người Đưa Tin