Mới đây, trên một nhóm kín chuyên bóc phốt làm đẹp chia sẻ hình ảnh sẹo đùn gần kín tai do nâng mũi bằng sụn tai. Chủ tài khoản bày tỏ cảm xúc "hoang mang thực sự" với câu hỏi "Có ai nâng mũi sụn tai mà nghĩ đến mình sẽ bị trường hợp này không mọi người, sẹo lồi mà như một tổ sẹo nó nằm trong đó. Làm phương pháp gì thì nhớ phải kiêng cữ thật kĩ và đúng đắn mọi người nhé, kẻo lỡ như vậy thì khổ".
Hình ảnh sẹo đùn gần kín tai được chủ tài khoản cho là do nâng mũi bằng sụn tai.
Một đoạn chia sẻ ngắn ngủi nhưng hình ảnh có tính chất viral mạnh khiến nhiều người không thể không chú ý. Bài chia sẻ ngắn gọn nhưng thu hút đến hơn 1.000 người bày tỏ cảm xúc cùng hàng trăm bình luận.
Đa số đều không tin đây là hậu quả do nâng mũi bằng sụn tai. Nhiều người còn nhắn gửi bản thân đã làm nâng mũi bằng sụn tai đến 2 lần, 2 tai hết cả sụn để lấy nhưng cũng không bị như vậy, thậm chí với người có cơ địa sẹo lồi cũng chưa từng gặp phải trường hợp như vậy.
Mặc dù vậy, đa số vẫn bày tỏ cảm xúc sợ hãi khi nâng mũi bằng sụn tai. Thực chất, nâng mũi bằng sụn tai có thể để hậu quả đáng sợ như vậy hay không?
Nâng mũi bằng sụn tai có thể để hậu quả đáng sợ như vậy hay không?
Nâng mũi bằng sụn tai chỉ lấy một phần sụn tai rất nhỏ
Theo TS.BS. Phạm Thị Việt Dung (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nhiều người nhầm tưởng kỹ thuật tạo hình mũi sử dụng chất liệu sụn vành tai là đủ nhưng thực tế thì sụn vành tai có số lượng rất nhỏ, chỉ đủ một lớp mỏng bọc ở đầu mũi trong những trường hợp cần làm dài đầu mũi trong khi da đầu mũi mỏng. Như vậy để nâng sống mũi luôn phải sử dụng chất liệu đặt sống mũi nhân tạo (trừ khi chỉ chỉnh sửa đầu mũi).
Sụn vành tai có số lượng rất nhỏ, chỉ đủ một lớp mỏng bọc ở đầu mũi trong những trường hợp cần làm dài đầu mũi trong khi da đầu mũi mỏng.
Sụn sườn do có nhiều bất lợi khi sử dụng (phải gây mê lấy sụn, để lại sẹo ở ngực nơi lấy sụn, đôi khi xảy ra biến chứng thủng màng phổi khi lấy sụn, có nguy cơ tiêu bớt và làm cong vẹo, thay đổi dáng mũi theo thời gian, trong khi sụn nhân tạo ngày nay rất an toàn, nhiều kiểu dáng, dễ gọt, không thay đổi hình dáng theo thời gian và độ trơ cao, hiếm gây phản ứng thải loại nên ở các nước có nền phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ phát triển sụn sườn không còn được sử dụng rộng rãi nữa (trừ một số rất ít trường hợp đặc biệt).
Hơn nữa, hiện nay nhiều chất liệu bọc đầu mũi nhân tạo khá an toàn cũng đang dần thay thế sụn vành tai.
Nâng mũi bằng sụn tai khó có thể để lại sẹo xấu
Theo chuyên gia, nhiều người hiện nay lo lắng nâng mũi bằng sụn tai đồng nghĩa với việc phải tai lấy sụn, sau khi lấy sụn xong sẽ để lại sẹo. Đúng là khi nâng mũi bằng sụn tai sẽ cần tạo vết rạch tại vành tai để lấy sụn tuy nhiên vết rạch rất nhỏ được tạo phía sau vành tai, dựa theo nếp gấp tự nhiên của thùy tai, sau đó được khâu lại bằng chỉ khâu thẩm mỹ nên không để lại sẹo hay bất kỳ dấu vết thẩm mỹ nào.
Vết rạch được tạo sát chân thùy tai, sau đó được khâu lại bằng chỉ khâu thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong. Nâng mũi bằng sụn tai thực chất là một tiểu phẫu nhẹ nhàng, được thực hiện nhanh chóng, không mất nhiều thời gian hồi phục.
Nâng mũi bằng sụn tai thực chất là một tiểu phẫu nhẹ nhàng, được thực hiện nhanh chóng, không mất nhiều thời gian hồi phục.
Chưa kể, như phần trên đã nói, nâng mũi bằng sụn tai cần rất ít sụn tai để làm chứ không phải lấy hết cả sụn tai cho một lần nâng mũi.
Từ những lý do đó, giới chuyên gia khẳng định, trường hợp nâng mũi bằng sụn tai mà để lại hình ảnh sẹo lồi như trên thực sự rất khó tin.
Mặc dù vậy, chuyên gia khuyên, sau khi nâng mũi bằng sụn tai cũng như thực hiện bất cứ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào đó, bạn cần đảm bảo kiêng cữ đúng như chỉ định của bác sĩ. Trong đó nên chú ý kiêng thịt gà, gạo nếp vì dễ gây sưng viêm và mưng mủ, kiêng thịt bò, rau muống vì có thể để lại sẹo lồi, nhất là với những người có cơ địa sẹo lồi thì càng nên cẩn trọng. Ngoài ra cũng cần kiêng thức ăn gây dị ứng, tránh tiếp xúc nước vì nguy cơ vết thương khó lành, có thể bị nhiễm trùng...
Theo Tổ Quốc