Những người ưa thích thuyết âm mưu thậm chí còn đặt vào giữa những cuộc hôn nhân long lanh như phim truyền hình Hàn Quốc đầy rẫy những âm mưu thủ đoạn. Nào là ca sĩ nọ lấy diễn viên kia chỉ để nâng nhau lên làm người nổi tiếng hơn nữa, nào là chàng cầu thủ nọ với cô ca sĩ này lấy nhau chỉ để hóa thân thành kiểu mô hình mang mác một cặp đôi nổi tiếng của thế giới.
Các thuyết âm mưu đó dĩ nhiên là khó lòng mà trả ra được kết quả, cũng chẳng ai nghiên cứu kỳ công để chức minh hôn nhân của Sao thường tan tành đổ nát như thế nào, tuy nhiên cũng phải thừa nhận hôn nhân của những người quen ở chốn hào quang cũng ảo vô cùng.
Chẳng thế mà mới thấy cặp đôi kia tình tứ trên mặt báo, mắt chớp mắt, tay cầm tay đong đưa nói với nhau những lời như hoa thơm, mật ngọt, tưởng như hạnh phúc của họ cũng bền vững như đỉnh non thiêng…thế mà đùng một phát họ bỗng đường ai nấy đi. Có người ra đi trong yên ắng, có người ném ra cho công chúng đang tò mò một lời giải thích giản đơn vốn có tỉ lệ áp dụng rất cao ở những đôi tan vỡ, bất kể là trước hay sau hôn nhân đó là: Chúng tôi không hợp nhau hoặc chúng tôi không hiểu nhau.
Chuyện cũng dễ nghe dễ cảm, lẽ thường cha mẹ sinh con nuôi nấng đến khôn lớn trưởng thành còn chẳng hợp được với con cái, còn chẳng hiểu được con mình nữa là người dưng. Hôn nhân của sao thỉnh thoảng vẫn có những tình tiết ly kỳ bất thình lình, giật mình táo bạo.
Nhưng không phải cặp đôi nào cũng giấu kín được trong lòng những uẩn ức hậu hôn nhân. Đâu đó họ vẫn bung bãi chửi bới nhau bằng nhiều hình thức. Vợ cũ lên mạng ám chỉ chồng cũ, chồng cũ lên báo phân trần phản bác lại vợ xưa, chuyện này ở xứ ta đâu còn là chuyện hiếm.
Dẫn chứng mới đây nhất là lời vào lời ra giữa MC T. và vợ cũ P. Mới sáng sớm, khi người Hà Nội đang lội trên những triền miên nước đã thấy chị P. đăng “fây” dẫn lại đường link một bài trả lời phỏng vấn của người xưa trên một tờ báo mạng kèm theo không ít từ ngữ ám chỉ. Lần vào trang mạng ấy mới thấy, tầm ngắn dài trượng nghĩa của một đấng nam nhi lững lừng đàn ông đã từng làm bố như anh T.
Trong bài đó, ngoài việc đề cập đến vợ với những ngôn từ không thiện cảm, anh T. còn nói đến chuyện cấp dưỡng cho con, chuyện cân nhắc thiệt hơn tiền lên tiền xuống.
Đã đành, phụ nữ vẫn ủ giấu trong mình những bản năng giống nòi quy định, họ có khi nhỏ mọn tính toán, họ có khi nặng nề tâm sự, nhưng đàn ông nòi giống cũng mặc định cho họ một sự to lớn hơn về suy nghĩ về cách đối đãi với phái yếu, nhất phái yếu ấy lại đã từng đầu kề tay ấp, từng “hợp tác xuất bản” ra một đứa con long lanh như thiên thần.
Chưa kể, dù anh muốn hay không cũng đang đề cập đến đứa con của mình, đứa con mà nếu sau này đủ nhận thức đọc được những dòng này không khỏi cảm thấy bị tổn thương. Hóa ra mình lớn lên từ những đồng tiền nâng lên đặt xuống, giãi bày, chứng tỏ của bố mình với cộng đồng đông đảo. Đứa con trở thành một nạn nhân bất đắc dĩ (có lẽ thế) trong cuộc tranh luận của người lớn. Với cách đối xử như thế, khó có thể không nghĩ rằng bố mẹ cháu khi gần con lại không cố gắng “bơm” vào tâm hồn non nớt trẻ thơ những hình dung xấu về người vắng mặt, hoặc là bố, hoặc là mẹ ấy.
Trong mỗi cuộc đổ vỡ, người phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi hơn cả. Đàn bà qua một lần đò còn nhiều những trống trải hoang mang, đàn ông qua một lần đò đôi khi là một sự bung thoát, giải tỏa. Lạ thế, đàn bà qua một lần đò giảm đi một phần ưu thế, đàn ông qua một đời vợ có khi lại tăng thêm một phần sức hấp dẫn đối với người khác. Nhất là đàn ông kiểu nổi tiếng, tiền nhiều như anh T.
Cuộc tan vỡ hôn nhân ấy dù ai là người tổn thương nhất, nhưng họ như hai con tàu gặp nhau ở một sân ga, rồi tách nhau chạy trên hai đường ray khác nhau. Cớ sao lại phải thòng tay ném đá sang tàu người khác làm gì. Hôn nhân tan tành cớ sao lại còn phải cấu nhau bằng ngôn từ. Họ có thể hả hê vì ăn miếng trả miếng với nhau, nhưng con cái họ không cần những thứ đó để lớn lên.
Cứ thử lên google gõ tên của anh T. và chị P. thì thấy, nhan nhản nơi ấy chỉ thấy anh nói chị thế này, chị nói anh thế kia…thật thảm buồn sao ấy. May quá, giờ đây con của hai anh chị vẫn đang sống trong thế giới hồn nhiên của mình.
Các thuyết âm mưu đó dĩ nhiên là khó lòng mà trả ra được kết quả, cũng chẳng ai nghiên cứu kỳ công để chức minh hôn nhân của Sao thường tan tành đổ nát như thế nào, tuy nhiên cũng phải thừa nhận hôn nhân của những người quen ở chốn hào quang cũng ảo vô cùng.
Chẳng thế mà mới thấy cặp đôi kia tình tứ trên mặt báo, mắt chớp mắt, tay cầm tay đong đưa nói với nhau những lời như hoa thơm, mật ngọt, tưởng như hạnh phúc của họ cũng bền vững như đỉnh non thiêng…thế mà đùng một phát họ bỗng đường ai nấy đi. Có người ra đi trong yên ắng, có người ném ra cho công chúng đang tò mò một lời giải thích giản đơn vốn có tỉ lệ áp dụng rất cao ở những đôi tan vỡ, bất kể là trước hay sau hôn nhân đó là: Chúng tôi không hợp nhau hoặc chúng tôi không hiểu nhau.
(Ảnh minh họa)
Chuyện cũng dễ nghe dễ cảm, lẽ thường cha mẹ sinh con nuôi nấng đến khôn lớn trưởng thành còn chẳng hợp được với con cái, còn chẳng hiểu được con mình nữa là người dưng. Hôn nhân của sao thỉnh thoảng vẫn có những tình tiết ly kỳ bất thình lình, giật mình táo bạo.
Nhưng không phải cặp đôi nào cũng giấu kín được trong lòng những uẩn ức hậu hôn nhân. Đâu đó họ vẫn bung bãi chửi bới nhau bằng nhiều hình thức. Vợ cũ lên mạng ám chỉ chồng cũ, chồng cũ lên báo phân trần phản bác lại vợ xưa, chuyện này ở xứ ta đâu còn là chuyện hiếm.
Dẫn chứng mới đây nhất là lời vào lời ra giữa MC T. và vợ cũ P. Mới sáng sớm, khi người Hà Nội đang lội trên những triền miên nước đã thấy chị P. đăng “fây” dẫn lại đường link một bài trả lời phỏng vấn của người xưa trên một tờ báo mạng kèm theo không ít từ ngữ ám chỉ. Lần vào trang mạng ấy mới thấy, tầm ngắn dài trượng nghĩa của một đấng nam nhi lững lừng đàn ông đã từng làm bố như anh T.
Trong bài đó, ngoài việc đề cập đến vợ với những ngôn từ không thiện cảm, anh T. còn nói đến chuyện cấp dưỡng cho con, chuyện cân nhắc thiệt hơn tiền lên tiền xuống.
Đã đành, phụ nữ vẫn ủ giấu trong mình những bản năng giống nòi quy định, họ có khi nhỏ mọn tính toán, họ có khi nặng nề tâm sự, nhưng đàn ông nòi giống cũng mặc định cho họ một sự to lớn hơn về suy nghĩ về cách đối đãi với phái yếu, nhất phái yếu ấy lại đã từng đầu kề tay ấp, từng “hợp tác xuất bản” ra một đứa con long lanh như thiên thần.
Chưa kể, dù anh muốn hay không cũng đang đề cập đến đứa con của mình, đứa con mà nếu sau này đủ nhận thức đọc được những dòng này không khỏi cảm thấy bị tổn thương. Hóa ra mình lớn lên từ những đồng tiền nâng lên đặt xuống, giãi bày, chứng tỏ của bố mình với cộng đồng đông đảo. Đứa con trở thành một nạn nhân bất đắc dĩ (có lẽ thế) trong cuộc tranh luận của người lớn. Với cách đối xử như thế, khó có thể không nghĩ rằng bố mẹ cháu khi gần con lại không cố gắng “bơm” vào tâm hồn non nớt trẻ thơ những hình dung xấu về người vắng mặt, hoặc là bố, hoặc là mẹ ấy.
Trong mỗi cuộc đổ vỡ, người phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi hơn cả. Đàn bà qua một lần đò còn nhiều những trống trải hoang mang, đàn ông qua một lần đò đôi khi là một sự bung thoát, giải tỏa. Lạ thế, đàn bà qua một lần đò giảm đi một phần ưu thế, đàn ông qua một đời vợ có khi lại tăng thêm một phần sức hấp dẫn đối với người khác. Nhất là đàn ông kiểu nổi tiếng, tiền nhiều như anh T.
Cuộc tan vỡ hôn nhân ấy dù ai là người tổn thương nhất, nhưng họ như hai con tàu gặp nhau ở một sân ga, rồi tách nhau chạy trên hai đường ray khác nhau. Cớ sao lại phải thòng tay ném đá sang tàu người khác làm gì. Hôn nhân tan tành cớ sao lại còn phải cấu nhau bằng ngôn từ. Họ có thể hả hê vì ăn miếng trả miếng với nhau, nhưng con cái họ không cần những thứ đó để lớn lên.
Cứ thử lên google gõ tên của anh T. và chị P. thì thấy, nhan nhản nơi ấy chỉ thấy anh nói chị thế này, chị nói anh thế kia…thật thảm buồn sao ấy. May quá, giờ đây con của hai anh chị vẫn đang sống trong thế giới hồn nhiên của mình.
Theo Khám phá