Đơn đề nghị trưng cầu dân ý lần 2 hiện đã nhận được hơn 1 triệu chữ ký tính đến sáng nay (25/6, giờ địa phương). Con số này cao gấp 10 lần chuẩn cần thiết để một vấn đề được nêu ra tại Quốc hội Anh.
Theo báo The Guardian, đơn này do một người tên là William Oliver Healey lập ra, trong đó nêu rõ: Chúng tôi, những người ký dưới đây, đề nghị chính phủ Vương quốc Anh thực hiện quy định rằng, nếu cuộc bỏ phiếu Ở hay Đi đạt dưới 60% dựa trên số người đi bỏ phiếu chưa đến 75% thì cần có một cuộc trưng cầu dân ý khác".
Ngày 23/6, 51,9% số cử tri chọn Rời EU, và 48,1% ủng hộ Anh tiếp tục là thành viên của liên minh.
Bản đồ chữ ký trong đơn cho thấy, hầu hết hoạt động là ở các thành phố lớn của Anh. Con số cao nhất là ở London, nơi phần lớn người dân muốn Anh ở lại EU.
Trước đó, phát ngôn viên của Hạ viện Anh thông báo trang web tạm thời ngưng hoạt động vì "lượng người sử dụng cùng lúc cao bất thường truy cập vào một đơn kiến nghị đơn lẻ, cao hơn rất nhiều so với bất kỳ trường hợp nào khác trước đó. Quốc hội và cơ quan kỹ thuật số của chính phủ đã biết được vấn đề này và đang nỗ lực giải quyết các vấn đề nhanh nhất có thể".
Hệ thống các đơn kiến nghị quốc hội nằm dưới sự giám sát của Ủy ban Phụ trách Đơn kiến nghị. Cơ quan này sẽ xem xét những đơn nhận được hơn 100.000 chữ ký có cần đưa ra Hạ viện hay không. Dự kiến, Ủy ban sẽ nhóm họp vào thứ Ba tuần sau (28/6).
Theo báo The Guardian, đơn này do một người tên là William Oliver Healey lập ra, trong đó nêu rõ: Chúng tôi, những người ký dưới đây, đề nghị chính phủ Vương quốc Anh thực hiện quy định rằng, nếu cuộc bỏ phiếu Ở hay Đi đạt dưới 60% dựa trên số người đi bỏ phiếu chưa đến 75% thì cần có một cuộc trưng cầu dân ý khác".
Ảnh: PA
Ngày 23/6, 51,9% số cử tri chọn Rời EU, và 48,1% ủng hộ Anh tiếp tục là thành viên của liên minh.
Bản đồ chữ ký trong đơn cho thấy, hầu hết hoạt động là ở các thành phố lớn của Anh. Con số cao nhất là ở London, nơi phần lớn người dân muốn Anh ở lại EU.
Trước đó, phát ngôn viên của Hạ viện Anh thông báo trang web tạm thời ngưng hoạt động vì "lượng người sử dụng cùng lúc cao bất thường truy cập vào một đơn kiến nghị đơn lẻ, cao hơn rất nhiều so với bất kỳ trường hợp nào khác trước đó. Quốc hội và cơ quan kỹ thuật số của chính phủ đã biết được vấn đề này và đang nỗ lực giải quyết các vấn đề nhanh nhất có thể".
Hệ thống các đơn kiến nghị quốc hội nằm dưới sự giám sát của Ủy ban Phụ trách Đơn kiến nghị. Cơ quan này sẽ xem xét những đơn nhận được hơn 100.000 chữ ký có cần đưa ra Hạ viện hay không. Dự kiến, Ủy ban sẽ nhóm họp vào thứ Ba tuần sau (28/6).
Theo Vietnamnet