Theo Người Lao Động ngày 17/8, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TpHCM) cho hay vừa phẫu thuật trả hình hài lại bình thường cho bé gái T.T (7 tháng tuổi, ở Long An) có 24 ngón tay, chân.

Bé T. được đưa đến trong tình trạng bàn tay và bàn chân bị dư ngón phức tạp. Cụ thể, ngón út bàn tay trái và phải của bé thừa một mẩu thịt nhỏ, ngón cái bàn tay phải tách làm đôi; bàn chân phải có 2 ngón cái, ngón cái và ngón trỏ bàn chân trái dính nhau.

Tổng cộng cả 4 bàn tay, chân của cháu có 24 ngón thay vì 20.

Sau khi thăm khám các bác sĩ quyết định phẫu thuật tạo hình đưa bàn tay, bàn chân về hình dạng bình thường.

Ê-kíp phẫu thuật loại bỏ mẩu thịt thừa ở những ngón dư, sau đó tạo hình lại ngón tay, chân, đưa bàn tay, bàn chân trở về hình dạng bình thường, đảm bảo chức năng vận động.

Với các ngón chân bị dính gần hết, bác sĩ tách hai ngón dính, tạo hình lại kẽ ngón và ghép da lên vùng ngón còn thiếu da che phủ. May mắn trục xương chưa bị biến dạng nên không cần nắn chỉnh. Sau hơn 1 giờ, thủ thuật kết thúc thành công.

Được biết sau vài giờ sau ca mổ, bé tỉnh táo, bú sữa và chơi đùa bình thường. Theo dõi 2 ngày, bé hồi phục tốt, vết mổ khô, bác sĩ cho bé xuất viện.

Bé được tái khám theo lịch để được đánh giá hoạt động của các ngón tay, ngón chân, theo dõi sự phát triển của tứ chi nhằm đảm bảo chức năng cầm nắm, vận động của bé tương tự như những trẻ bình thường.ất là trước 12 tháng tuổi.

Nhờ đó, trẻ sẽ không bị tổn thương tâm lý khi nhận thức được, bác sĩ Trọng nhấn mạnh.

Hy hữu bé gái sinh ra khác thường với 24 ngón tay, chân-1
Bàn tay cháu bé bị thừa ngón, dính ngón.

Trao đổi với báo Thanh Niên, bác sĩ Trọng, thừa ngón là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 1/1.000 trẻ sinh ra. Tuy nhiên, thường trẻ chỉ bị thừa ngón tay hoặc ngón chân.

Tỷ lệ thừa ngón bàn chân hiếm gặp, chỉ 0,4/10.000 bệnh nhân. Trường hợp cả hai bàn tay và chân đều bị dị tật ngón như bé rất hiếm, chứng tỏ bé mang gien bệnh ngay từ khi còn trong bào thai.

Nếu trẻ bị thừa ngón nên được phẫu thuật sớm, tốt nhất là trước 12 tháng tuổi. Nhờ đó, trẻ sẽ không bị tổn thương tâm lý khi nhận thức được bàn tay, bàn chân mình khác biệt so với các bạn.

Khi bé được đưa đến khám, nhận thấy bé đủ điều kiện sức khỏe cho ca mổ, các bác sĩ quyết định phẫu thuật để cắt bỏ ngón tay, chân thừa, tách dính ngón cho bé.

Dựa trên vị trí của ngón thừa trên bàn tay, bàn chân, y khoa chia dị tật thừa ngón thành 3 loại: thừa ngón về phía trong, thừa ngón về phía ngoài và thừa ngón trung tâm. Trường hợp của bé T. là dị tật thừa ngón về phía trong, xảy ra ở ngón tay cái.

Theo Người đưa tin