Mặc dù biết mướp đắng rất tốt cho sức khỏe nhưng rất nhiều người lại e dè không dám ăn bởi vì vị đắng của nó. Để nấu được món ngon từ khổ qua mà không bị đắng, bạn cần lưu ý 3 mẹo dưới đây.
Khi nua mướp đăng, hãy chọn những trái tươi ngon
Khổ qua rừng: trồng chủ yếu khu vực rừng núi. Trái to cỡ đầu ngón tay cái hoặc ngón chân cái, ngắn, hơi tròn và dày gai nhọn, màu xanh đậm. Khổ qua rừng thường dùng với mục đích chữa bệnh nên vị rất đắng.
Khổ qua đèo: trái khổ qua trồng trong vườn nhà không phân thuốc, xù xì, vỏ gai dày, săn, màu sậm. Vị đắng ngang ngửa khổ qua rừng.
Khổ qua thường: quả to, gai nở thành những múi lớn, màu xanh sáng và nhạt hơn khổ qua rừng. Khổ qua thường ít đắng nhất, quả nào gai nở càng to nấu lên càng ít đắng.
Sơ chế sạch phần ruột
Ruột khổ qua màu trắng, chứa nhiều hột có vị rất đắng. Khi móc bỏ phần ruột, bạn nhớ nạo hết phần cùi trắng nằm sát trong lớp thịt khổ qua, sẽ giảm vị đắng nhiều đấy.
Cùng với đó bạn hãy ngâm khổ qua trong nước muối khoảng 20 - 30 phút, vớt khổ qua ra, rửa nhiều lần nước cho hết vị mặn đồng thời giảm vị đắng. Hoặc có thể trần thêm vào nước sôi từ 2-3 phút, nhưng làm cách này thì lượng dinh dưỡng có trong mướp đắng sẽ mất đi đáng kể.
Gia vị nào nên cho vào trước tiên để giảm vị đắng
Theo các chuyên gia thì vị mặn của muối sẽ làm giảm vị đắng và tăng cường vị ngọt. Vì thế, hãy cho một ít muối vào nước sôi trước khi thả khổ qua để giảm vị đắng. Bột ngọt, bột nêm hay nước mắm có thể tăng mùi vị nhưng không giảm tính đắng của khổ qua.
Ngoài ra, để giảm tính đắng của khổ qua thì hãy kết hợp nguyên liệu khác như trứng, thịt băm, tôm, tàu hũ, cá thác lác... để góp nhiều hương vị nhờ đó dung hòa vị đắng.
Các cách chế biến khổ qua giúp món ăn bớt đắng hơn
Nami (Tổng hợp)
Theo VietNamnet