Giúp hấp thụ chất dinh dưỡng: Các thành phần tạo ra vị đắng có tác dụng giúp cơ thể kích thích dạ dày sản xuất ra axít, từ đó giúp hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ được các chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Cân bằng vị giác: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn có thể điều chỉnh lại vị giác của mình để thích ứng với các loại thực phẩm lành mạnh bằng cách ăn các loại thực phẩm có vị đắng. Những thực phẩm này có tác dụng cân bằng lại vị giác, từ đó làm tăng sự thèm ăn đối với các thực phẩm bổ dưỡng.
Giải độc: Thực phẩm đắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật được chứng minh có tác dụng hỗ trợ gan, kiểm soát cholesterol, cân bằng nội tiết tố, giải độc máu và chuyển hóa chất béo. Ngoài ra, nó còn có lượng chất xơ phong phú có tác dụng làm sạch các chất thải lọc qua hệ tiêu hóa, giải độc gan, đồng thời làm giảm các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Giảm cảm giác thèm đường: Các loại rau có vị đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ nên có tác dụng chống lại sự cám dỗ từ các loại thực phẩm chứa nhiều đường.
Tái tạo máu: Thực phẩm có vị đắng cũng có khả năng giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột bằng cách ức chế các vi khuẩn có hại, đồng thời giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi, phát triển. Không chỉ vậy, thực phẩm có vị đắng còn được chứng minh có tác dụng tạo máu của đường ruột và tủy xương, có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở một số người.
Kích thích sự trao đổi chất: Nhiều bằng chứng cho thấy các thực phẩm có vị đắng không chỉ thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể mà còn ức chế các chất béo hấp thụ vào cơ thể, từ đó giúp giảm sự thèm ăn đối với những người thừa cân.
Theo Lao động