Tối qua, khán giả đã lấp kín khán phòng Trung tâm Hội nghị Quốc gia tham gia liveshow Sài Gòn Beloro & Hưng. Chương trình tràn ngập cảm xúc của người hát, người nghe, nơi những kỷ niệm được đánh thức, những ký ức gọi về, qua từng bài hát, từng khung cảnh hiện diện.
Sài Gòn Beloro & Hưng của Đàm Vĩnh Hưng được chia làm 3 phần rõ rệt: Sài Gòn, Bolero và Hưng. Chủ nhân của đêm nhạc đã khiến khán giả rơi nước mắt không phải bằng những câu chuyện dễ mủi lòng, mà chỉ bằng những bài hát bolero, khi anh cất tiếng hát những câu đầu tiên đã nhận được những tràng vỗ tay vang dội.
Với Đàm Vĩnh Hưng, bolero không đơn thuần là những bài hát vượt thời gian mà là là một cái mỏ để anh khai thác từ đó những gì quý giá nhất cho con đường âm nhạc của mình. Cùng là những bài bản bolero thân thuộc, nhưng khán giả lúc thì được nghe dưới dạng một ban nhạc đường phố.
Khi Đàm Vĩnh Hưng và Hoài Lâm hòa giọng trong một bản mash-up độc đáo với các bài hát "Hồi tưởng, Chuyến tàu hoàng hôn, Người ngoài phố, Chuyện tình không dĩ vãng" cùng các nhạc công bên bàn cà phê quán cóc.
Hay lại được tái hiện với không khí đậm màu đại nhạc hội đặc trưng Sài Gòn xưa, Dương Triệu Vũ hát cùng các vũ công khuấy động sân khấu với "Có nhớ đêm nào, Tình là sợi tơ".
Cũng vẫn là bolero, nhưng người ta thấy vang lên các âm điệu jazz, swing, pop hay những bất ngờ không ai nghĩ tới như tiếng kèn đưa đám trong bài "Dấu chân kỷ niệm".
Khán giả có thể thấy được sự giằng xé tình cảm khi Đàm Vĩnh Hưng hát cùng Dương Triệu Vũ bài "Túy ca" hay ngậm ngùi chia sẻ lại những góc khuất cuộc đời khi hát Thành phố buồn; cũng như màn song ca cùng Quang Lê đã xóa bỏ mọi ồn ào xung quanh họ suốt những năm qua.
Đàm Vĩnh Hưng đã nỗ lực để đưa lên sân khấu, lần đầu tiên sau năm 1975, những bài hát mà anh gọi là “hoa hậu” của dòng nhạc này, đó là "Tình bơ vơ, Thương hận và Chiều mưa biên giới"
Ở chương cuối, mang tên Hưng, với chữ H kiêu hãnh trên sân khấu, là dịp để Đàm Vĩnh Hưng chia sẻ những ước mơ thuở thiếu thời.
Nam ca sĩ tái hiện hình ảnh nghệ sĩ Thanh Nga qua màn hóa thân của nữ ca sĩ Hà Thanh Xuân, để hát cùng anh bài "Mưa rừng".
Tiết mục được trình diễn bởi 3 thế hệ: danh ca Hương Lan, Lệ Quyên và Thu Hằng Bolero.
Những câu hát trong bài: Người nói đi như tim người nghĩ, rằng nghề xướng ca tôi mang tội gì, họa là có chăng tôi mang tội đời, làm cho nhân thế say mê… có lẽ đã rất thích hợp để lý giải vì sao Đàm Vĩnh Hưng lại có thể dành nhiều tâm huyết cho liveshow này như thế.
Với 38 tiết mục trong Sài Gòn Bolero & Hưng, khán giả được trở về với không gian hào nhoáng, náo nhiệt của Sài Gòn vào những năm 1960 do Đàm Vĩnh Hưng.
Khán giả Hà Nội đã được cảm nhận Sài Gòn cổ xưa qua 5 giác quan: vị giác (ẩm thực miền Nam), khướu giác (tẩm hương thơm khắp cả khán phòng), thính giác (âm nhạc, tiếng rao), thị giác (những bối cảnh xưa), xúc giác (được tận tay sờ những vật dụng xưa như máy may, bộ trà, máy đĩa,…)
Tin và clip: Khánh Hoàng
Theo Vietnamnet