Mulan cuối cùng cũng chính thức lên sóng sau nhiều lần lỡ hẹn với khán giả. Trước thời điểm ra mắt, các nhà phê bình phim đã dành nhiều lời khen ngợi về chất lượng của bộ phim. Điều này khiến nhiều khán giả đã hiếu kỳ, hy vọng và mong chờ vào sự tiến bộ của Lưu Diệc Phi sau nhiều lần bị chê bai về khả năng diễn xuất.

Tuy nhiên, khán giả sau khi xem xong Mulan lại thất vọng cực độ, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Điểm đánh giá của bộ phim liên tục giảm, hiện tại chỉ còn 4.9 điểm.

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-1

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-2

Có cư dân mạng sau khi xem xong Mulan đã nói rằng mỗi giây trong phim đều thấy thật nực cười. Trước đó bộ phim Pháo đại Thượng Hải từng khiến người xem thấy dở khóc dở cười và bị coi là “rác phẩm”, thế nhưng Mulan lại còn bị đánh giá tệ hơn.

Mulan được xây dựng với kinh phí lớn như vậy, dàn diễn viên cũng được tuyển chọn vô cùng kỹ lưỡng và đều là những cái tên “khủng” của làng giải trí Hoa ngữ, nhưng tại sao lại gây thất vọng đến vậy?

Lưu Diệc Phi vẫn là Hoa Mộc Lan chưa trưởng thành

Nhiều người thích Mulan có thể vì Lưu Diệc Phi từng bước vươn từ Trung Quốc ra thế giới. Tuy nhiên, diễn xuất của “thần tiên tỷ tỷ” trong Mulan vẫn không cải thiện bao nhiêu, vẫn "đơ" và thiếu cảm xúc. 

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-3

Vốn được biết đến là "bình hoa di động", khán giả vẫn hy vọng cô cải thiện kỹ năng diễn xuất của mình khi tham gia một bộ phim có kinh phí đầu tư lớn đến vậy. Thế nhưng trong hầu hết các khung hình, dù là lúc đấu kiếm, bắn cung hay gặp lại người thân..., Lưu Diệc Phi vẫn chỉ có một biểu cảm duy nhất.

Lãng phí tài năng của những ngôi sao hàng đầu làng điện ảnh Hoa Ngữ 

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-4

Tạo hình và vai diễn phù thuỷ của Củng Lợi gây khó hiểu cho người xem. Cái chết của nhân vật Củng Lợi đóng sau cùng cũng mông lung như "một trò đùa" không thể giải thích được.

Chân Tử Đan và Lý Liên Kiệt cũng vậy, không chỉ nói tiếng Anh kém, mà biểu cảm trong phim còn đơ cứng, tạo cảm giác gượng gạo cho người xem. Vai diễn trong Mulan có lẽ là vai diễn đáng quên nhất trong sự nghiệp của cả 3 người.

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-5

Cốt truyện xa lạ với văn hóa Trung Hoa

Mulan là bộ phim do đội ngũ phương Tây sản xuất, nên những tình tiết vô lý, trái ngược với quan niệm Á châu cũng khiến nhiều khán giả, nhất là khán giả Trung Quốc, phải tức giận vì e-kíp tìm hiểu bối cảnh cũng như văn hóa của quốc gia này quá sơ sài. 

Cụ thể, rồng Mushu - nhân vật luôn bên cạnh ủng hộ Mộc Lan qua bao khó khăn trong nguyên tác đã biến mất. Thay vào đó là hình ảnh phượng hoàng tái sinh được dùng để ám chỉ sự trỗi dậy của nhân vật chính.

Điều này khiến các khán giả Trung Quốc lên tiếng phản đối gay gắt vì trong quan niệm xưa, phượng hoàng là loài vật đại diện cho sự sung túc, thịnh vượng và đức hạnh của người con gái, chứ không mang nghĩa vượt lên số phận, khó khăn, gian khó.

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-6

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-7

Bên cạnh đó, chính điện của hoàng đế là nơi các phi tần không được phép ra vào tự do. Nhưng trong Mulan, có nhiều cảnh các phi tần thản nhiên tản bộ quanh chính điện, bỏ qua sự vô lý về quan niệm văn hóa Trung Quốc. Có khán giả còn cho rằng: “Để người phương Tây làm phim về Trung Quốc là điều sai lầm nhất từ trước đến nay”.

Hoặc như cảnh Mộc Lan đến bái lễ tổ tiên trước khi một mình đến nơi chiến trường, những chiếc đèn lồng đỏ treo ở sảnh tổ tiên thực sự là điều trước giờ chưa từng có trong văn hóa người Trung.

Nhiều khán giả nhận xét rằng chi tiết này vô cùng nực cười vì chẳng ai treo những chiếc đèn lồng to đỏ rực như vậy trong đền thờ tổ tiên cả. Ngoài ra, tình tiết Mộc Lan có khí công và phép thuật, khiến khán giả cảm giác cô giống như một nữ phù thuỷ thì đúng hơn.

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-8

Bên cạnh đó, trang phục trong phim cũng có sự sai lệch so với lịch sử. Giáp trụ của Hoàng Đế làm theo phong cách nhà Đường (năm 618 - 907) nhưng nhìn lại giống như tướng quân Nhật Bản trong khi đó trang phục quân lính được thể hiện theo phong cách nhà Minh hoặc nhà Hán.

Hay vai phản diện Shan Yu là người Nhu Nhiên nhưng lại cầm binh khí của nhà Nguyên (thế kỷ thứ 12 - 13).

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-9

Không chỉ vậy, các tình tiết phát triển tâm lý của Mộc Lan bị đánh giá là quá qua loa và kém sâu sắc. Tình cách của nhân vật chính thay đổi liên tục, sự biến chuyển về tâm lý của các nhân vật quá đột ngột, tình tiết cảm động bị đẩy nhanh khiến người xem cảm thấy Mulan trở nên vô cùng sáo rỗng dưới bàn tay của đội ngũ phương Tây.

"Đó là lý do bộ phim không có được sự tôn trọng của tôi. Các bạn không thể đưa một diễn viên gốc Á đứng trước camera và coi như đó là xong việc. Phải có một người Trung Quốc đứng phía sau camera, đó mới là lúc các bạn có được bộ phim mang tính xác thực", một cư dân mạng cho hay.

Kết:

Có thể thấy, dù có sự góp mặt của những ngôi sao đình đám như Chân Tử Đan và Củng Lợi nhưng Mulan vẫn gây thất vọng và và bị chê thậm tệ. Nguyên nhân là do đội ngũ thực hiện công việc này hầu hết là e-kip nước ngoài, và không tránh khỏi việc thể hiện có sự sai lệch về văn hoá phương Đông.

"Mulan là pha trình diễn 'cồng kềnh' đối với một tác phẩm nghệ thuật và giải trí. Nó trống rỗng mặc dù được tạo dáng bởi vài hình ảnh hút mắt với một kịch bản vụng về", chuyên trang điện ảnh Vulture đánh giá về bộ phim.

Khán giả Trung Quốc tẩy chay Mulan: Tác phẩm sáo rỗng dưới bàn tay Hollywood-10

Hà Trần
Theo Vietnamnet