Theo Beijing Youth Daily đưa tin, với độ tuổi trung bình 27, thế hệ giàu có thứ hai tại Trung Quốc sẽ được học về cách kết hợp giữa văn hóa truyền thống và kiến thức kinh doanh từ những chuyên gia Nho giáo.
Lớp tập huấn này được tổ chức bởi chính quyền huyện Tư Minh tại thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến theo yêu cầu của các doanh nhân trong nước, là những người trả tiền cho các khóa học này.
Các lớp đào tạo như vậy có thể sẽ sớm trở nên phổ biến chính quyền Trung Quốc quan tâm đến việc giáo dục thế hệ “fu er dai” hay còn gọi là thế hệ thứ hai của nhóm người giàu mới nổi.
Tháng trước, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã kêu gọi chính quyền “nỗ lực giúp đỡ các doanh nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu được nguồn gốc của sự giàu sang và cách xử sự cho đúng mực.”
Ban Công tác Mặt trận Trung Quốc cũng cho rằng, thế hệ “fu er dai” chỉ biết khoe khoang sự giàu có mà không biết làm thế nào để tạo ra sự giàu có.
“Nếu hành vi này (khoe khoang) phổ biến sẽ cộng đồng ác cảm, mất niềm tin vào các doanh nghiệp tư nhân. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế.”
Cộng đồng mạng Trung Quốc thậm chí còn lập ra một danh sách những thanh niên nhà giàu hư hỏng. Đứng đầu là Wang Sicong, con trai người giàu nhất Trung Quốc, ông trùm bất động sản Wang Jianlin. Wang Sicong, 27 tuổi, từng gây sóng gió trên cộng đồng hồi đầu năm khi tuyên bố tiêu chí hàng đầu tuyển bạn gái là “ngực khủng”. Tiếp theo, anh chàng mua hai chiếc đồng hồ Apple Watch đắt tiền chỉ để đeo cho…chó.
Zhang Jiale, 24 tuổi, ái nữ của ông trùm bảo hiểm Zhang Jun, cũng là đối tượng bị “ném đá” sau khi đăng những hình ảnh phô trương lối sống xa hoa với xe thể thao, máy bay tư nhân,… lên mạng xã hội năm 2013.
Nhiều người cho rằng, các thiếu gia, tiểu thư ở Trung Quốc chỉ biết khoe khoang mà không biết cách quý trọng đồng tiền.
Lý do của sự phô trương tài sản của các thiếu gia, bên cạnh việc ảnh hưởng bởi giáo dục nước ngoài, còn là vì sự ra đời của các mạng xã hội khiến người trẻ giàu có thích thể hiện mình. Ngoài ra, chính sách một con tại Trung Quốc khiến nhiều phụ huynh nuông chiều con cái, khiến các thiếu gia, tiểu thư sớm hư hỏng.
Các nhà khoa học xã hội cho rằng cần phải thực hiện việc “giáo dục nhân cách” ngay lập tức. 75% doanh nghiệp tư nhân Trung quốc – 85% số đó là các công ty gia đình – sẽ phải đối mặt với vấn đề thừa kế trong 5 -10 năm tới. Nếu những thanh niên hư hỏng nắm quyền các công ty này sẽ dẫn để phá sản, thất nghiệp hàng loạt.
Nên biết, doanh nghiệp tư nhân cung cấp 80% việc làm tại Trung Quốc, chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước và đóng góp 50% doanh thu thuế hàng năm. Nếu các thiếu gia không biết cách điều hành, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, nhiều công nhân mất việc làm, xã hội mất ổn định.
Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng: "Bản tính và lối sống của một con người không thể thay đổi qua một vài lớp học".
Lớp tập huấn này được tổ chức bởi chính quyền huyện Tư Minh tại thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến theo yêu cầu của các doanh nhân trong nước, là những người trả tiền cho các khóa học này.
Các lớp đào tạo như vậy có thể sẽ sớm trở nên phổ biến chính quyền Trung Quốc quan tâm đến việc giáo dục thế hệ “fu er dai” hay còn gọi là thế hệ thứ hai của nhóm người giàu mới nổi.
Tháng trước, Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã kêu gọi chính quyền “nỗ lực giúp đỡ các doanh nhân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu được nguồn gốc của sự giàu sang và cách xử sự cho đúng mực.”
Thiếu gia Wang Sicong, người từng gây xôn xao vì mua Apple Watch cho chó và tuyên bố chỉ tuyển người yêu “ngực bự”.
Ban Công tác Mặt trận Trung Quốc cũng cho rằng, thế hệ “fu er dai” chỉ biết khoe khoang sự giàu có mà không biết làm thế nào để tạo ra sự giàu có.
“Nếu hành vi này (khoe khoang) phổ biến sẽ cộng đồng ác cảm, mất niềm tin vào các doanh nghiệp tư nhân. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế.”
Cộng đồng mạng Trung Quốc thậm chí còn lập ra một danh sách những thanh niên nhà giàu hư hỏng. Đứng đầu là Wang Sicong, con trai người giàu nhất Trung Quốc, ông trùm bất động sản Wang Jianlin. Wang Sicong, 27 tuổi, từng gây sóng gió trên cộng đồng hồi đầu năm khi tuyên bố tiêu chí hàng đầu tuyển bạn gái là “ngực khủng”. Tiếp theo, anh chàng mua hai chiếc đồng hồ Apple Watch đắt tiền chỉ để đeo cho…chó.
Zhang Jiale, 24 tuổi, ái nữ của ông trùm bảo hiểm Zhang Jun, cũng là đối tượng bị “ném đá” sau khi đăng những hình ảnh phô trương lối sống xa hoa với xe thể thao, máy bay tư nhân,… lên mạng xã hội năm 2013.
Wang Shuo, 33 tuổi, từng bị lên án vì thẳng tay chĩa súng vào một thiếu gia khác sau khi va chạm xe trên đường phố năm 2010.
Nhiều người cho rằng, các thiếu gia, tiểu thư ở Trung Quốc chỉ biết khoe khoang mà không biết cách quý trọng đồng tiền.
Lý do của sự phô trương tài sản của các thiếu gia, bên cạnh việc ảnh hưởng bởi giáo dục nước ngoài, còn là vì sự ra đời của các mạng xã hội khiến người trẻ giàu có thích thể hiện mình. Ngoài ra, chính sách một con tại Trung Quốc khiến nhiều phụ huynh nuông chiều con cái, khiến các thiếu gia, tiểu thư sớm hư hỏng.
Các nhà khoa học xã hội cho rằng cần phải thực hiện việc “giáo dục nhân cách” ngay lập tức. 75% doanh nghiệp tư nhân Trung quốc – 85% số đó là các công ty gia đình – sẽ phải đối mặt với vấn đề thừa kế trong 5 -10 năm tới. Nếu những thanh niên hư hỏng nắm quyền các công ty này sẽ dẫn để phá sản, thất nghiệp hàng loạt.
Nên biết, doanh nghiệp tư nhân cung cấp 80% việc làm tại Trung Quốc, chiếm 60% tổng sản phẩm trong nước và đóng góp 50% doanh thu thuế hàng năm. Nếu các thiếu gia không biết cách điều hành, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản, nhiều công nhân mất việc làm, xã hội mất ổn định.
Nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng: "Bản tính và lối sống của một con người không thể thay đổi qua một vài lớp học".
Theo Trí Thức Trẻ