"Khi cái chết ập đến" - Chủ đề thi ảnh của National Geographic

Mở đầu cho bài ảnh này - When Death Comes, NatGeo trích lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh rằng: "Khai minh cho một con sóng chính là lúc con sóng chân nhận rằng bản thân nó là nước. Tất cả mọi nỗi sợ hãi về cái chết sẽ biến mất."

Đại ý thiền sư muốn nói, rằng cuộc đời con người giống như con sóng. Con sóng có thể to có thể bé, có thể cao có thể thấp.

Sự sợ hãi xuất hiện khi mỗi con sóng "tưởng" tự thân mình là con sóng, thì ngay khi ấy sự khổ đau xuất hiện bởi mỗi con sóng so sánh lớn-bé cao-thấp thua-hơn nhau. Nhưng, một con sóng có thể sống đời sống của một con sóng và đời sống của nước đồng thời.

Nếu nó có thể cúi xuống và tiếp xúc với nước trong nó, nó sẽ mất đi sự sợ hãi và khổ đau đó. Khởi đầu-chấm dứt hay đi lên-đi xuống không làm nó sợ hãi nữa, vì nó nhận ra nó là nước.

Không gian thực là đi lên đi xuống, không gian căn bản của nước là không lên, không xuống, không tồn tại, không phải không tồn tại.

Đây là một đợt thi ảnh về sự chết, thái độ mỗi người đối diện với sự chết. Đối diện với nó, bình thản hay sợ hãi, đón nhận hay chấp nhận.

Người chụp cũng phải vượt qua chính bản thân mình, nỗi sợ hãi, những suy gẫm nội tâm, thay đổi một cách lối sống, thay đổi một lập trường quan điểm trong chính bản thân và với tha nhận.

Rất đa dạng cách thế thể hiện, ghi hình để diễn tả một cảm nhận nào đó về sự chết, tả thực hoặc trừu tượng, nhưng tất cả đều sẵn sàng đối diện mạnh mẽ với "cơn khủng hoảng cuối cùng" này, xuyên qua nó bằng một ý chí hoặc lòng tin nào đó, để nhận ra cái chết là một khoảnh khắc đẹp - rất đẹp.


Ảnh của Alen Djole Djozgic,Serbia. Đây là bức ảnh diễn tả cuộc vượt qua từ sự sống tiến
đến chỗ của sự chết. Tất cả đều đẹp: không khí, ánh sáng, thiết kế, đơn giản và thông điệp
 tinh tế từ những cái "names-card" gắn trên cột.
(Lynn Johnson. National Geographic Photographer)​



Ảnh của Ella Wańczyk, Finland. Khi nghĩ về cái chết, nó đến bất chợt và thình lình,
 thì tôi vẫn xác tín rằng đó không phải là dấu chấm hết. Linh hồn như những tia sáng lung linh của những ánh đèn và đó là lúc chúng ta bước vào trời cao. Tôi tin rằng những người thương yêu vẫn hiện diện trong những hành trình thăng trầm của chúng tôi, vẫn nhìn thấy chúng tôi. Nhiếp ảnh gia này đã kết hợp trí tưởng tượng cùng với một lòng tin sâu sắc để thực hiện bức ảnh. Đó là một sức mạnh cùng với tông màu ấm áp dẫn chúng ta bước vào đêm tối nhẹ nhõm. (Lynn Johnson. National Geographic Photographer)​



Ảnh của Kathryn E, United States. Người đàn ông sống ở đây vừa mất đi người vợ
 thương yêu của mình. Chúng tôi chia sẻ với nhau bằng một chút tiếng Anh của ông ấy
và một chút tiếng Tây Ban Nha của tôi. Ông vẫn còn nguyên cảm xúc nỗi đau như còn
 rất mới mẻ. Ông cho tôi xem tro thiêu của bà. Ngôi nhà này bỗng chốc trở như một nốt
 lặng xảy đến lúc bà ngừng thở. Bạn có thể cảm nhận được phần nào sự vắng mặt của
 bà ấy ở đó. Chiếc ghế trống trải trong gương phản chiếu hình ảnh sự tang thương
còn hiện diện lâu dài trong ngôi nhà người Cuba này. Tông màu sáng kiểu màu
 khí quyển tăng thêm cảm giác thế giới cõi âm. (Elizabeth Krist, Photo Editor)​


Ảnh của Veronika K Ko, United States. Trẻ con vẫn tin rằng khi chúng ngủ, linh hồn
 đi đâu đó, và khi thức giấc thì linh hồn quay trở lại. Giấc mơ hồn nhiên của con trẻ,
một hành trình mà những kỷ niệm ước mơ được hiện thực, được gặp lại và ôm chặt
 những người thân yêu đã khuất. Một huyền nhiệm mãi là một huyền nhiệm. Đây là
 khuôn mặt cháu gái tôi, sau cây san hô đã chết mà tôi nhặt nó từ một bãi biển - Đàng
 sau cái chết là một cuộc khởi đầu mới, tại đây hoặc xa đâu đó, nhưng vẫn là ...
Khởi đầu!



Ảnh của neil robert jones friestad, Norway. Với cô bé trong ảnh, bà cố của cô là
một người tuyệt vời dẫu họ chưa hề gặp nhau. Bà mất sau một cơn đột quỵ và
 hình ảnh bà được treo trong phòng sinh hoạt gia đình. Tôi đã chụp chồng ảnh chân dung
cô gái và bà của cô cùng một biểu cảm tâm trạng buồn, ánh sáng cửa sổ tạt xiên vào
và đổ bóng trong phòng.


Ảnh của Juan Osorio, United States. Bức ảnh chụp tại đài tưởng niệm Liberty State Park
911 thành phố Jersey City, NJ. Ánh hoàng hôn từ toà Tháp Tự Do (Liberty Tower)
khúc xạ chiếu vào đài tưởng niệm tạo thành một vòng cung sáng bao bọc lấy hai cha
con đang đi về nơi tươi sáng hơn. Đó cũng là tinh thần kiên trì, quyết tâm chiến thắng,
 luôn vượt qua nghịch cảnh và cả cái chết của người dân New York. Có hai hướng sáng
 tạo nên ý nghĩa bức ảnh: Trong khi ánh sáng phản chiếu từ toà nhà cao như lôi cuốn
mọi người về thành phố phía trước, vòng cung sáng như mũi tên tạo cảm giác rất vội vã, khẩn cấp; còn ánh sáng phản chiếu trên bức tường - nơi những người đã khuất
- nhắc nhở chúng ta hồi tưởng và tri ân họ. (Elizabeth Krist, Photo Editor)​


Ảnh của Kathleen Croft, United States. Ảnh được chụp vào đêm trăng tròn tại một nghĩa trang cũ trên sườn dốc ở thị trấn Tiniteqilaag, Greenland. Ở đây, người ta thường tổ chức đào mộ dự phòng cho các trường hợp tử vong trong suốt mùa đông dài không thể đào mộ được. Khoảng 250 người đào 20 ngôi mộ. Tôi đã ở đây, chụp trăng tròn và thưởng lãm cực quang xuất hiện vào đúng đêm ấy. Có lẽ các linh hồn này sẽ được siêu thoát. Ánh sáng, ánh sáng, ánh sáng - đó là ngôn ngữ của nhiếp ảnh. (National Geographic Photographer)​



Ảnh của Arnaldo Gonzalez, Costa Rica. Người con gái ôm lấy cha mình khi đến viếng mộ
mẹ Nhiếp ảnh gia này đã thực hiện một việc tuyệt đẹp, tại bối cảnh thực tế,
vượt qua khoảnh khắc tình cảm tác động, nhanh nhạy lựa chọn ống kính
 hoặc những phiền toái khác ảnh hưởng để việc chụp bức ảnh này. Đẹp.
 (Lynn Johnson, National Geographic Photographer)​


Ảnh của Gregor Pirih, Slovenia. Hiện diện nơi người tôi yêu thương. Và tôi sống vui
trong từng giây phút trong gia đình mình. Huyền nhiệm sự chết rất khó để tiếp cận thể hiện, nhưng nó lại được chỉ dẫn dễ dàng hơn qua chi tiết đóng khung với các mảng miếng
của thực tại cùng các lớp cảm xúc với nhau.
(Lynn Johnson, National Geographic Photographer)​


Ảnh của K. PURET, France. Con mèo nó bắt con chuột. Khi con gái tôi phát hiện,
bé bèn làm một cái quan tài nhỏ, đặt vào đó một cái giường, ngọn nến lấp lánh,
những cánh hoa và một miếng bánh.Bức ảnh giấu đi khuôn mặt của cô bé,
tập trung mắt người xem hoàn toàn vào bên trong quan tài chuột, với những chi tiết
 xuất hiện trong đó, màu sắc hài hoà với chiếc áo khoác mưa... làm khơi dậy một lòng
từ ái của con người bé nhỏ đối với một sinh vật! (Elizabeth Krist, Photo Editor)​


Ảnh của Saeed Kouhkan, Iran. Không ai muốn chết. Những người khát khao được lên
thiên đàng cũng không muốn chết cho nhanh để tới đó. Không ai thoát khỏi cái chết.
 Không ai trốn thoát! Và, bởi thế nó sẽ là điều tuyệt vời của cuộc sống, nó giúp cuộc sống
 thay đổi, nó mang đi những người già để mở đường cho cái mới đến. (Steve Jobs)


Ảnh của Fredrik Olsson, Sweden. Con ruồi chết. Hấp dẫn. Ngôn ngữ cơ thể của đứa bé
 là ánh sáng của đôi giày, chấm đen của con ruồi trên nền xám trắng, mái tóc lộ ra
khuôn mặt chăm chú... tất cả với cách nó nhìn vô tư diễn tả rằng tất cả chúng ta
quan tâm đến cái chết. (Elizabeth Krist, Photo Editor​)


Ảnh của sara rubinstein, United States. Chúng tôi yêu thích vật nuôi và cung cấp cho
chúng tất cả những tiện nghi ở thế giới bên kia, như người Ai Cập đã làm cho pharaohs
 của họ. (Elizabeth Krist, Photo Editor)​


Ảnh của M. Seifeddine, Lebanon. Một dịp thăm bạn ở Beirut, tôi đã chụp bức ảnh con gái
anh ấy với những đồ chơi. Khuôn mặt thơ ngây và hồn nhiên của cô bé toả sáng trong
 bối cảnh những khuôn mặt kia bị biến dạng tinh quái. Ánh mắt sáng với catchlight
 tuyệt đẹp của bé tương phản với đôi mắt rỗng và đục đen của búp bê rất đáng lo ngại. (Elizabeth Krist, Photo Editor​)


Ảnh của R. Leal, United States. Một đứa trẻ ngồi cạnh một quả mortar-rocket và đạn pháo chưa nổ trong nhà ông ở Aleppo, Syria.



Ảnh của carol worrell, United States. Sự sợ hãi có thể huỷ diệt tôi. Đức tin, cả khi tôi
 không thể giải thích, thì nó vẫn giữ tôi vững vàng. Cuộc sống vốn phức tạp và đầy bất ngờ. Tôi dán phim X quang lên cửa sổ, chụp lại bằng ống kính macro, rồi tôi in ra...
"Cuộc sống vốn phức tạp" - nhiếp ảnh gia này nói. Đúng vậy! Và bức hình này phản ảnh
 điều đó, rằng cuộc sống và cái chết như là sự khó khăn kết hợp nhân loại với công nghệ.
Việc dùng màu đen & trắng đã hợp nhất các hình ảnh lại. (Lynn Johnson, National Geographic Photographer)​


Ảnh của Lorenzo Mittiga, Bonaire, Saint Eustatius and Saba. Cận cảnh những thứ còn sót
 lại của một con kỳ nhông xanh chết khô dưới nắng gắt ở đảo Bonaire, Netherland antilles. Ánh sáng trên lớp vảy, màu óng ánh, hàm răng liên tưởng đến quái vật thời tiền sử trong
 một cơn ác mộng. (Elizabeth Krist, Photo Editor)​

Ảnh của Bruno Tartaglione, Italy. Tắc kè và rắng đánh nhau.


Ảnh của Greta Bytautaite, Lithuania. Con chim này húc vào cửa sổ nhà tôi.
 Chắc nó nghĩ rằng nó đang bay vào rừng cây, vì cảnh rừng cây phản chiếu trong
cửa kính. Hy vọng là cái chết qua nhanh và không trải qua đau đớn. Sự tập trung chú ý
 vào mỏ rỉ máu và mắt còn mở của con chim. Các đốm vàng trên nền nhạt hơn lông,
 ánh sáng mềm dịu cho một sự kết thúc nhẹ nhàng của con chim. (Elizabeth Krist, Photo Editor)​


Ảnh của Monika Strzelecka, Poland. Màu đen trắng và khoảnh khắc được lựa chọn
thể hiện phản ứng của các trẻ em trước số phận của con gà có sức tác động mạnh.
 (Lynn Johnson, National Geographic Photographer​)


Ảnh của Anca Bilt, United Kingdom. Đây là khoảnh khắc cuối cùng quan tài của Ileana
 lìa cõi thế. Gia quyến và hàng xóm nói lời tạm biệt với niềm tin rằng linh hồn bà và
chồng ra đi trước bà 6 tháng đang đoàn tụ. Bà vốn là người mẹ của bốn người con,
 là người vợ và người hàng xóm tốt, qua đời vì bệnh ung thư phổi hưởng thọ 69 tuổi.
Một phong tục ở Bucovina, Romania rằng trong lễ tang nếu người qua đời được quý trọng
 thì đó là dấu hiệu chóng được lên thiên đàng.


Ảnh của Jan Møller Hansen, Denmark. Người mẹ nói lời tiễn biệt với đứa con của bà
 tại đền Pashupathinath, Kathmandu Nepal. Sự đau buồn của người làm cha mẹ đã được
 tăng thêm sự tột cùng đớn đau ấy với khuôn mặt của em bé đã đánh động tâm khảm
chúng ta. (Elizabeth Krist, Photo Editor​)


Ảnh của Akhil Babu, India. Ánh mắt của hành trình tâm linh chuẩn bị bước vào cõi chết! ... Anh sắp qua đời, hơi thở nặng nề, nhãn cầu lăn qua đau đớn, máu chảy, tôi chứng kiến
và cảm nhận cường độ cơn đau mà anh đang chịu đựng. Một lúc sau, dường như ông
không còn gắng nữa để trở về với cuộc sống, tê cứng với khuôn mặt như đang nguyện
cầu cho những ước muốn sau cùng.


Ảnh của Rory Sagner, United States. Cho mẹ tôi: Ảnh được chụp ngày 22/2/2015,
hai ngày trước khi bà qua đời. Tôi nhận thấy một vẻ đẹp không thể tả, đẹp hơn tất cả
 những bức ảnh tôi từng chụp - đó là một tượng đài vinh danh tất cả những gì bà đã cho tôi trong cuộc đời này. Trước giây phút lâm chung vài ngày, bà còn dí dỏm pha trò.
Tôi chưa từng chứng kiến một ý chí mạnh mẽ, đối diện với căn bệnh ung thư hoặc mất trí,
mà duy trì sự hài hước cho đến phút cuối cùng như thế.


Ảnh của Stephanie Jarstad. Tristin Woods đột ngột ra đi vì một tai nạn xe hơi, trước ngày cưới của mình một tháng. Người chồng sắp cưới ấy đã cho chụp bức hình cô trong trang
 phục cưới...


Ảnh của Chinch Gryniewicz, United Kingdom. Vợ tôi qua đời sau thời gian chống chọi
với căn bệnh MND (Lou Gehrig's/ALS) suốt 5 năm. Tôi và con gái chăm sóc cho cô ấy,
 mang y phục mà cô ấy tự chọn trước khi qua đời đặt trong quan tài tự thực hiện.
Con gái Leila thả những cánh hoa người thân viếng... và trông cô ấy như thế này.
Giây phút cuối cùng bên nhau.

Ảnh của cletus nelson nwadike, Sweden. Một khung ảnh không chỉ là một khung ảnh
trong gia đình tôi... hai người trong hình đã qua đời và ba người còn sống... Với khung
hình trong tay này, tôi có thể quay ngược thời gian. Với nhiếp ảnh gia này, một bức ảnh
 trong lòng bàn tay là cách để giữ cho những người thương yêu của mình vẫn sống.
Độc đáo đấy! Đơn giản và ý nghĩa. (Lynn Johnson, National Geographic Photographer​)

Không có một điều gì có thể hoàn toàn lấp đầy khát khao vô tận trong tâm hồn con người cả. Khi dừng chân một chút trong cuộc sống hàng ngày, người ta nhận ra rằng mình phải tìm thấy một điểm tựa đích thực nào đó.

Ý nghĩa đời người chỉ có thể được giải quyết hoàn toàn với sự hiện hữu của thế giới sau cái chết.

Sartre thấy cuộc đời là buồn nôn, Camus cho cuộc đời là phi lý, Heidegger chấp nhận cuộc đời là dở dang... những điều đó, bình thường, phải đưa con người tới sự chân nhận thế giới ấy như lời giải đáp cần thiết cho ý nghĩa đời người.

Và, người ta mạnh mẽ sống, vượt qua tất cả để đạt được.
Theo Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao