Họ hàng làng xóm ai cũng khen mẹ chồng tôi có dâu hiền, ngoan ngoãn chăm chỉ. Suốt 5 năm nay, chưa bao giờ tôi khiến mẹ chồng phải chau mày một cái. Bà nội chồng dù khó tính cũng phải mở miệng thốt ra khen “Thằng T. có phúc mới lấy được cái Q. làm vợ.”
Quả thật, nghe những lời khen, ai cũng thấy mát lòng mát dạ. Nhưng phải ở vị trí của tôi, người ta mới hiểu những nỗi ấm ức cất sâu chưa từng một lần dám thổ lộ. Tất cả cũng đều bắt nguồn từ người chồng đầu gối tay ấp tưởng chừng thân thiết mà gia trưởng, vô tâm…
Chúng tôi quen nhau được gần một năm mới kết hôn. Nếu nói chưa tìm hiểu kĩ đã cưới thì cũng không phải. Nhưng có những thói quen, tính cách mà phải đến lúc thành vợ thành chồng, tôi mới phát hiện ra.
Tôi luôn là người con hiếu thảo, biết điều, chưa từng để gia đình anh phải chê trách điểm nào, thì ngược lại, chồng tôi lại đối xử với vợ vô cùng hờ hững. Anh từng nói “Anh em như thủ túc, vợ con như y phục. Không lấy người này thì có người khác, còn anh em gia đình không thể bỏ được".
Tôi cũng đồng ý với câu nói đó, nhưng một khi đã kết hôn, không chỉ tôi, mà cả hai đều phải có trách nhiệm với nhau để vun vén một gia đình đúng nghĩa. Nhưng hình như trong tâm trí anh, đó chỉ là việc của tôi, còn anh thế nào tôi cũng không được phép đòi hỏi.
Năm năm làm vợ, hơn chục cái giỗ, Tết, chưa một lần tôi được các em anh phụ giúp việc gì. Dù cho anh có đến sáu cô em gái, từ lúc độc thân đến khi về nhà chồng, các cô cũng không phải nấu nướng bao giờ. Mọi việc đều đến tay chị dâu là tôi. Thậm chí, đến khi ăn còn phải gọi, phải chờ hơn cả bố mẹ.
Tôi nghĩ đã làm dâu thì phải học cách chấp nhận việc đó, nhưng một năm, hai năm, cho đến năm thứ năm, tôi cảm thấy sức chịu đựng của mình đã quá giới hạn. Chồng tôi vẫn vô tư chén chú chén anh, mặc cho vợ xoay sở vài chục mâm cỗ với bà con lối xóm. Các cô em gái ăn diện hợp mốt, ngồi chơi bài, tá lả, tán gẫu. Kể cả khi tôi ốm đau, anh cũng không nhắc các em lấy một câu giúp vợ.
Đến bữa cơm, anh vô tư gắp hết miếng ngon này đến miếng ngon khác cho anh em họ hàng, còn vợ, anh bảo “Em đang giảm cân đúng không/em thích ăn rau hơn thịt nhỉ?”, khiến tôi nghẹn ứ trong cổ. Tôi có ăn được hay không, có thèm gì hay không, chưa một lần chồng hỏi han.
Đến lúc sinh con, bởi sức khỏe yếu nên tôi cần nằm nghỉ dưỡng lâu hơn người khác. Thấy vậy, anh cằn nhằn, nói tôi làm biếng. Trong khi nhà đông người, đông anh em, anh vẫn bắt tôi phải cơm nước đủ ba bữa cho mẹ chồng, dù vợ đang ở cữ yếu ớt như cua lột.
Tôi thèm lắm một lời quan tâm của chồng, nhưng tất cả những gì anh làm là ra rả về đạo đức làm vợ, làm con. Cũng bởi muốn giữ cho một gia đình hòa thuận, yên ấm mà tôi cam tâm cắn răng không nói nửa lời suốt 5 năm qua. Cho đến tuần trước, xảy ra một chuyện khiến tôi chỉ muốn ly dị ngay lập tức.
Hôm ấy, đi làm về muộn, xe lại hỏng giữa đường, trời mưa tầm tã. Tôi vừa đợi sửa xe, vừa trú mưa. Nhưng vừa gọi điện cho chồng, anh đã mắng xa xả “Sao cô không gửi xe ở đó mà bắt taxi về, thế còn bố mẹ thì ai nấu cơm cho ăn?” Mẹ chồng tôi hình như đứng gần đó, cũng nói mát mẻ “Thôi để cả nhà này đi ăn hàng cho vừa lòng nó”.
Tôi thấy lồng ngực tức nghẹn, nước mắt trào ra. Người chồng ngỡ như đầu gối tay ấp, thân thiết gần kề nhất, hóa ra coi tôi chẳng khác nào con ở trong nhà. Bố mẹ chồng tôi vẫn còn khỏe mạnh, không lẽ không thể nấu nổi bữa cơm? Hôm ấy, sau khi trở về nhà, tôi không nói chuyện với chồng lấy một câu.
Suốt hai tuần sau đó, tôi chỉ làm đúng phận sự của mình như mọi ngày, nhưng tuyệt nhiên không trò chuyện với chồng. Anh nhưng hình như cũng quên mất chuyện hôm đó, thấy vợ lạnh lùng vẫn vô tâm không để ý. Sâu trong suy nghĩ tôi biết mình không có ý định ly dị, nhưng lúc này tôi cảm thấy chán nản mối quan hệ vợ chồng lắm rồi. Giá như, chồng tôi biết quan tâm vợ một chút, và tôi dám đòi hỏi nhiều hơn một chút thì tốt hơn biết mấy.
Quả thật, nghe những lời khen, ai cũng thấy mát lòng mát dạ. Nhưng phải ở vị trí của tôi, người ta mới hiểu những nỗi ấm ức cất sâu chưa từng một lần dám thổ lộ. Tất cả cũng đều bắt nguồn từ người chồng đầu gối tay ấp tưởng chừng thân thiết mà gia trưởng, vô tâm…
Chúng tôi quen nhau được gần một năm mới kết hôn. Nếu nói chưa tìm hiểu kĩ đã cưới thì cũng không phải. Nhưng có những thói quen, tính cách mà phải đến lúc thành vợ thành chồng, tôi mới phát hiện ra.
Tôi luôn là người con hiếu thảo, biết điều, chưa từng để gia đình anh phải chê trách điểm nào, thì ngược lại, chồng tôi lại đối xử với vợ vô cùng hờ hững. Anh từng nói “Anh em như thủ túc, vợ con như y phục. Không lấy người này thì có người khác, còn anh em gia đình không thể bỏ được".
Tôi cũng đồng ý với câu nói đó, nhưng một khi đã kết hôn, không chỉ tôi, mà cả hai đều phải có trách nhiệm với nhau để vun vén một gia đình đúng nghĩa. Nhưng hình như trong tâm trí anh, đó chỉ là việc của tôi, còn anh thế nào tôi cũng không được phép đòi hỏi.
Năm năm làm vợ, hơn chục cái giỗ, Tết, chưa một lần tôi được các em anh phụ giúp việc gì. Dù cho anh có đến sáu cô em gái, từ lúc độc thân đến khi về nhà chồng, các cô cũng không phải nấu nướng bao giờ. Mọi việc đều đến tay chị dâu là tôi. Thậm chí, đến khi ăn còn phải gọi, phải chờ hơn cả bố mẹ.
Tôi mệt mỏi vì sự vô tâm ích kỷ của chồng (Ảnh minh họa)
Tôi nghĩ đã làm dâu thì phải học cách chấp nhận việc đó, nhưng một năm, hai năm, cho đến năm thứ năm, tôi cảm thấy sức chịu đựng của mình đã quá giới hạn. Chồng tôi vẫn vô tư chén chú chén anh, mặc cho vợ xoay sở vài chục mâm cỗ với bà con lối xóm. Các cô em gái ăn diện hợp mốt, ngồi chơi bài, tá lả, tán gẫu. Kể cả khi tôi ốm đau, anh cũng không nhắc các em lấy một câu giúp vợ.
Đến bữa cơm, anh vô tư gắp hết miếng ngon này đến miếng ngon khác cho anh em họ hàng, còn vợ, anh bảo “Em đang giảm cân đúng không/em thích ăn rau hơn thịt nhỉ?”, khiến tôi nghẹn ứ trong cổ. Tôi có ăn được hay không, có thèm gì hay không, chưa một lần chồng hỏi han.
Đến lúc sinh con, bởi sức khỏe yếu nên tôi cần nằm nghỉ dưỡng lâu hơn người khác. Thấy vậy, anh cằn nhằn, nói tôi làm biếng. Trong khi nhà đông người, đông anh em, anh vẫn bắt tôi phải cơm nước đủ ba bữa cho mẹ chồng, dù vợ đang ở cữ yếu ớt như cua lột.
Tôi thèm lắm một lời quan tâm của chồng, nhưng tất cả những gì anh làm là ra rả về đạo đức làm vợ, làm con. Cũng bởi muốn giữ cho một gia đình hòa thuận, yên ấm mà tôi cam tâm cắn răng không nói nửa lời suốt 5 năm qua. Cho đến tuần trước, xảy ra một chuyện khiến tôi chỉ muốn ly dị ngay lập tức.
Hôm ấy, đi làm về muộn, xe lại hỏng giữa đường, trời mưa tầm tã. Tôi vừa đợi sửa xe, vừa trú mưa. Nhưng vừa gọi điện cho chồng, anh đã mắng xa xả “Sao cô không gửi xe ở đó mà bắt taxi về, thế còn bố mẹ thì ai nấu cơm cho ăn?” Mẹ chồng tôi hình như đứng gần đó, cũng nói mát mẻ “Thôi để cả nhà này đi ăn hàng cho vừa lòng nó”.
Tôi thấy lồng ngực tức nghẹn, nước mắt trào ra. Người chồng ngỡ như đầu gối tay ấp, thân thiết gần kề nhất, hóa ra coi tôi chẳng khác nào con ở trong nhà. Bố mẹ chồng tôi vẫn còn khỏe mạnh, không lẽ không thể nấu nổi bữa cơm? Hôm ấy, sau khi trở về nhà, tôi không nói chuyện với chồng lấy một câu.
Suốt hai tuần sau đó, tôi chỉ làm đúng phận sự của mình như mọi ngày, nhưng tuyệt nhiên không trò chuyện với chồng. Anh nhưng hình như cũng quên mất chuyện hôm đó, thấy vợ lạnh lùng vẫn vô tâm không để ý. Sâu trong suy nghĩ tôi biết mình không có ý định ly dị, nhưng lúc này tôi cảm thấy chán nản mối quan hệ vợ chồng lắm rồi. Giá như, chồng tôi biết quan tâm vợ một chút, và tôi dám đòi hỏi nhiều hơn một chút thì tốt hơn biết mấy.
Theo Vietnamnet