Tranh thủ ngày Tết để “chặt chém”
Dịp nghỉ Tết năm nay, với sự thay đổi của thời tiết khi đang lạnh chuyển sang nắng nóng và hanh khô khiến không ít trẻ phải đi gặp bác sĩ vì những bệnh theo mùa như: tiêu hóa, viêm họng, viêm phổi… Trước thực trạng trên, không ít phụ huynh đã chọn phòng khám tư, thậm chí là bác sĩ quen để khám. Tuy nhiên, chỉ đến khi thanh toán mới “ngã ngửa” vì bị “chặt chém” một cách không thương tiếc.
Điển hình như trường hợp của anh Đức ở Thái Nguyên khi đi khám và làm các dịch vụ khám chữa bệnh đã bị phòng khám tư nhân “hét giá” trên trời. Theo chia sẻ của anh Đức, do trong đợt Tết con anh bị sốt và đã đưa vào bệnh viện địa phương thăm khám nhưng không thuyên giảm.
“Ngày mùng 4 Tết, quá lo lắng vì cháu không thuyên giảm tôi đã quyết định xuống Hà Nội sớm hơn dự kiến để đưa cháu đi khám. Hơn nữa, phòng khám trên đường Đội Cấn cũng là chỗ tôi quen biết, đã khám nhiều lần.
Tuy nhiên, sau khi khám xong ra thanh toán tôi và vợ thấy giật mình vì tiền khám vì ở đây vốn đã đắt đỏ (200.000/1 lần) lại kèm theo các xét nghiệm khác, mọi khi xét nghiệm máu chỉ 200.000 đồng, nhưng hôm mùng 5 Tết tôi phải trả 400.000 đồng/lần.
Quá bức xúc, vợ tôi thắc mắc thì được nhân viên phòng khám này nói: “Chị thông cảm ngày Tết nên tăng giá”.
Giống như trường hợp của anh Đức, chị Hiền ở (Mỹ Đình – Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo đó, ngày mùng 7 Tết khi con bị tiêu chảy, chị đưa đến một phòng khám tư ở Trung Kính. Theo chị Hiền, đây cũng là nơi chị thường xuyên đưa con đến khám mỗi khi bị bệnh.
“Khi thanh toán tôi giật mình khi thấy tiền khám tăng gấp đôi, các xét nghiệm thì tăng với tỷ lệ phi mã, hỏi ra họ bảo ngày Tết mọi người được nghỉ còn họ phải làm nên lấy giá cao hơn”, chị Hiền kể.
Những trường hợp như chị Hiền, anh Đức không phải hiếm trong những ngày Tết vừa qua. Vẫn biết rằng, việc phục vụ người dân trong những ngày Tết là sự hy sinh rất lớn của các bác sĩ, nhưng chẳng ai muốn con trẻ ốm nhất là trong dịp tất cả mọi người đang được nghỉ. Đáng ra, các bác sĩ phải cảm thông, chia sẻ nhưng điều đó đã không xảy ra mà là ngược lại, “bóc lột” trên sức khỏe trẻ thơ.
Lầm tưởng của phụ huynh
Trước thực trạng trên, phóng viên đã đặt câu hỏi đối với phụ huynh là vì sao không đưa con vào viện khám, đa số mọi người đều sợ con bị lây chéo và nghĩ những ngày nghỉ chỉ khoa cấp cứu mới làm việc, còn khoa khám bệnh thì không? Thực tế đây là quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội, như Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai…trong những ngày nghỉ Tết dường như bệnh viện vẫn hoạt động hết công xuất.
Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), BS Trương Văn Quý cho biết, trong những ngày Tết số lượng bệnh nhi đến khám rất đông, riêng ngày mùng 7 Tết, số lượng bệnh nhân tăng lên 150 trẻ đến khám. BS Quý cũng cho biết, độ tuổi trẻ đến khám chủ yếu là dưới 1 tuổi và đa số là mắc các bệnh về đường hô hấp.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ với phóng viên BS Bùi Thị Hồng Hoa – Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp cho biết, trong những ngày Tết bệnh viện vẫn duy trì việc khám cấp cứu bình thường và đã bố trí lực lượng sẵn sàng túc trực.
Lượng bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó đông nhất là ngày 28 Tết. Trung bình mỗi ngày bệnh viện khám cho khoảng 1000 lượt trẻ, ngày ít nhất cũng khoảng 700 lượt trẻ. Trong đó, riêng cấp cứu trong đợt nghỉ Tết năm nay lên tới 1635 lượt trẻ.
Trước việc nghỉ Tết giá khám liệu có tăng hay không, cả phía Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương đều khẳng định vẫn thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế.
“Chúng tôi vẫn giữ nguyên giá khám cho tất cả mọi người đến khám trong đợt nghỉ Tết. Đối với bác sĩ chúng tôi, nếu ai được phân công trực thì đã có phụ cấp tăng thêm theo quy định hiện hành, chứ không có chuyện vì ngày Tết mà tăng giá vé”, bác sỹ trực lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai ngày mùng 7 Tết chia sẻ.
Dịp nghỉ Tết năm nay, với sự thay đổi của thời tiết khi đang lạnh chuyển sang nắng nóng và hanh khô khiến không ít trẻ phải đi gặp bác sĩ vì những bệnh theo mùa như: tiêu hóa, viêm họng, viêm phổi… Trước thực trạng trên, không ít phụ huynh đã chọn phòng khám tư, thậm chí là bác sĩ quen để khám. Tuy nhiên, chỉ đến khi thanh toán mới “ngã ngửa” vì bị “chặt chém” một cách không thương tiếc.
Điển hình như trường hợp của anh Đức ở Thái Nguyên khi đi khám và làm các dịch vụ khám chữa bệnh đã bị phòng khám tư nhân “hét giá” trên trời. Theo chia sẻ của anh Đức, do trong đợt Tết con anh bị sốt và đã đưa vào bệnh viện địa phương thăm khám nhưng không thuyên giảm.
Rất nhiều trẻ bị sốt và viêm đường hô hấp trong dịp Tết.
“Ngày mùng 4 Tết, quá lo lắng vì cháu không thuyên giảm tôi đã quyết định xuống Hà Nội sớm hơn dự kiến để đưa cháu đi khám. Hơn nữa, phòng khám trên đường Đội Cấn cũng là chỗ tôi quen biết, đã khám nhiều lần.
Tuy nhiên, sau khi khám xong ra thanh toán tôi và vợ thấy giật mình vì tiền khám vì ở đây vốn đã đắt đỏ (200.000/1 lần) lại kèm theo các xét nghiệm khác, mọi khi xét nghiệm máu chỉ 200.000 đồng, nhưng hôm mùng 5 Tết tôi phải trả 400.000 đồng/lần.
Quá bức xúc, vợ tôi thắc mắc thì được nhân viên phòng khám này nói: “Chị thông cảm ngày Tết nên tăng giá”.
Giống như trường hợp của anh Đức, chị Hiền ở (Mỹ Đình – Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng tương tự. Theo đó, ngày mùng 7 Tết khi con bị tiêu chảy, chị đưa đến một phòng khám tư ở Trung Kính. Theo chị Hiền, đây cũng là nơi chị thường xuyên đưa con đến khám mỗi khi bị bệnh.
“Khi thanh toán tôi giật mình khi thấy tiền khám tăng gấp đôi, các xét nghiệm thì tăng với tỷ lệ phi mã, hỏi ra họ bảo ngày Tết mọi người được nghỉ còn họ phải làm nên lấy giá cao hơn”, chị Hiền kể.
Những trường hợp như chị Hiền, anh Đức không phải hiếm trong những ngày Tết vừa qua. Vẫn biết rằng, việc phục vụ người dân trong những ngày Tết là sự hy sinh rất lớn của các bác sĩ, nhưng chẳng ai muốn con trẻ ốm nhất là trong dịp tất cả mọi người đang được nghỉ. Đáng ra, các bác sĩ phải cảm thông, chia sẻ nhưng điều đó đã không xảy ra mà là ngược lại, “bóc lột” trên sức khỏe trẻ thơ.
Lầm tưởng của phụ huynh
Trước thực trạng trên, phóng viên đã đặt câu hỏi đối với phụ huynh là vì sao không đưa con vào viện khám, đa số mọi người đều sợ con bị lây chéo và nghĩ những ngày nghỉ chỉ khoa cấp cứu mới làm việc, còn khoa khám bệnh thì không? Thực tế đây là quan điểm sai lầm của các bậc phụ huynh.
Các bệnh viện vẫn hoạt động khám bệnh ngày Tết
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội, như Bệnh viện Nhi Trung ương, khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai…trong những ngày nghỉ Tết dường như bệnh viện vẫn hoạt động hết công xuất.
Tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), BS Trương Văn Quý cho biết, trong những ngày Tết số lượng bệnh nhi đến khám rất đông, riêng ngày mùng 7 Tết, số lượng bệnh nhân tăng lên 150 trẻ đến khám. BS Quý cũng cho biết, độ tuổi trẻ đến khám chủ yếu là dưới 1 tuổi và đa số là mắc các bệnh về đường hô hấp.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chia sẻ với phóng viên BS Bùi Thị Hồng Hoa – Phó phòng Kế hoạch Tổng hợp cho biết, trong những ngày Tết bệnh viện vẫn duy trì việc khám cấp cứu bình thường và đã bố trí lực lượng sẵn sàng túc trực.
Lượng bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó đông nhất là ngày 28 Tết. Trung bình mỗi ngày bệnh viện khám cho khoảng 1000 lượt trẻ, ngày ít nhất cũng khoảng 700 lượt trẻ. Trong đó, riêng cấp cứu trong đợt nghỉ Tết năm nay lên tới 1635 lượt trẻ.
Trước việc nghỉ Tết giá khám liệu có tăng hay không, cả phía Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương đều khẳng định vẫn thực hiện đúng theo quy định của Bộ Y tế.
“Chúng tôi vẫn giữ nguyên giá khám cho tất cả mọi người đến khám trong đợt nghỉ Tết. Đối với bác sĩ chúng tôi, nếu ai được phân công trực thì đã có phụ cấp tăng thêm theo quy định hiện hành, chứ không có chuyện vì ngày Tết mà tăng giá vé”, bác sỹ trực lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai ngày mùng 7 Tết chia sẻ.
Theo Eva/ khám phá