Kết hôn mới được ba năm, Hiền mới thấm thía cảnh làm dâu của mình ngang trái thế nào. Chưa bao giờ cô nghĩ mình lại “sở hữu” một nhà chồng tai quái và nhất là luôn hùa nhau ức hiếp cô một cách quá đáng như vậy. Nhiều khi Hiền uất ức rồi tự nhủ cuộc đời mình thật khốn khổ vì phải làm dâu cho nhà chồng họ “hùa”.
Hiền biết nhà chồng ngay từ đầu đã không thích mình rồi. Dù có cố gắng làm tròn nhiệm vụ của một nàng dâu thảo thì cái mác gái tỉnh lẻ lấy được chồng thành phố vẫn bị mọi người trong nhà khinh thường.
Bố mẹ Nam là những người có tư tưởng cổ hủ phong kiến hay áp đặt những giáo điều lên con dâu. Trong khi đó cô em gái Nam cũng thuộc dạng tiểu thư đỏng đảnh chuyên gia bắt nạt và hắt hủi chị dâu. Hiền cứ nghĩ dù mọi người có không thương mình thì Nam sẽ là nơi cô gửi gắm nỗi niềm cuối cùng, sẵn sàng sẻ chia nỗi khổ với vợ. Vậy mà chỉ sau một thời gian kết hôn, Nam cũng quay ngoắt 180 độ để cùng bố mẹ và em gái mình hùa nhau ức hiếp vợ.
Hiền không thể quên thời gian đầu về làm dâu, bố mẹ chồng suốt ngày ca thán, mong mỏi có một đứa cháu trai đích tôn. Hiền vẫn biết ước nguyện của ông bà là chính đáng nhưng con cái là của trời cho làm sao muốn là được. Hiền tâm sự với Nam để mong một người đàn ông hiện đại như anh sẽ có tiếng nói góp ý cho bố mẹ. Vậy mà Nam cũng hùa theo ông bà để lên mặt với vợ: “Đúng! Phải sinh một thằng cu đầu tiên để làm mát mặt cái nhà này”.
Đến ngày Hiền sinh được quý tử, đúng với ước nguyện của cả nhà chồng thì mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Thằng bé vì sinh non nên sức đề kháng kém, hay đau ốm lại thường xuyên khóc dạ đề nên Hiền rất mệt mỏi. Tuy nhiên nhà chồng không giúp đỡ cô gì trong việc chăm cháu lại cứ luôn hùa nhau ức hiếp khiến Hiền vô cùng tủi thân. Mỗi lần nghe thằng bé khóc lóc, Nam lại chửi bới Hiền thậm tệ. Anh còn nghi ngờ thằng bé không phải là con mình nên mới hay trở chứng khóc như vậy. Thấy con trai bắt nạt vợ, mẹ chồng Hiền cũng hùa theo anh để quát mắng: “Biết thế lúc đẻ con, để nó về nhà ngoại cho xong. Chăm con kiểu gì mà để nó khóc lên khóc xuống thì ra thể thống gì nữa”.
Những lúc ấy, Hiền chỉ biết im lặng nhịn nhục cho qua chuyện, cô cố dỗ cho thằng bé nín khóc mà nước mắt mình lại cay cay. Đã thế, cô em chồng hiền cũng không phải thuộc dạng vừa. Hiền nhớ là suốt thời gian ở cữ chăm con, em chồng không hề giúp đỡ chị dâu mà luôn sai vặt cái này cái khác. Em chồng vốn tính tiểu thư nên trước ỉ lại vào chị dâu đến khi Hiền sinh con vẫn không tập được thói quen độc lập mà vẫn cứ chứng nào tật nấy. Nhiều lần Hiền khuyên nhủ em nên làm quen với việc bếp núc để sau này về nhà chồng, gánh vác trách nhiệm dâu con. Vậy mà em chồng Hiền không chịu tiếp thu còn đỏng đảnh lên mặt: “Tôi không thích làm mấy cái việc tầm thường đó thì chị ép được tôi chắc”. Biết con gái đã vụng về nhưng mẹ chồng cũng không góp ý lại hùa theo để chống đối lại con dâu: “Con gái tôi tự khắc tôi biết dạy chứ cái ngữ như cô không có quyền lên tiếng trong cái nhà này”. Hiền không ngờ là những lời khuyên chân tình của mình dành cho em chồng lại bị phản ứng ngược trở lại như vậy.
Hết 6 tháng chăm con nhỏ, Hiền quay lại với guồng công việc đang chờ thì mọi chuyện lại tồi tệ hơn. Chưa ngày nào Hiền yên tâm làm việc dù con nhỏ ở nhà đã có ông bà nội và cô em chồng chăm. Bở lẽ cứ làm vài giờ đồng hồ ở cơ quan thì điện thoại của Hiền lại reo liên tục của người nhà thúc về giữ con vì nó khóc. Hiền lại lúi cúi lên xin giám đốc cho về nhà lúc công việc lỡ dở. Có lần vừa mới đến cơ quan, Hiền đã phải quay xe vì tiếng quát của mẹ chồng trong điện thoại: “Cô về ngay, con nó khóc thế này thì làm sao tôi giữ được?”. Bên cạnh tiếng quát lớn của mẹ còn có những tiếng hùa nhau thúc giục của bố chồng: “Con mày mày về mà chăm nhé!”. Nhiều chị em trong cơ quan thấy Hiền cứ lận đận chuyện gia đình nên rất thương cô. Họ khuyên Hiền nên thuê o sin để khỏi phải làm phiền nhà chồng. Hiền chột dạ cũng thấy hợp lý nên đã đưa ra bàn bạc với gia đình chồng. Ai dè, cô lại bị mọi người hợp sức mắng té tát vào mặt phản đối. Mẹ chồng Hiền thì ngoa ngoắt: “Nhà này có cái việc gì lớn đâu mà thuê ô sin hay là cô muốn trốn việc?”. Bố chồng và chồng cũng chẳng vừa khi đồng thanh đáp: “Không là không! Chỉ tội phí tiền ra”.
Hiền đến là mệt mỏi vì cái nhà chồng này. Tại sao mọi chuyện lại rối như canh hẹ thế này? Mọi điều cô nói ra đều bị bác bỏ và phản đối. Nếu như nhà chồng hiểu và thông cảm cho cô thì cô đâu phải đưa ra giải pháp đó. Đã thế họ lại còn hùa nhau chống đối và nghĩ xấu cho cô nữa chứ!
Hiền lẳng lặng buồn bã bước lên phòng vì có tiếng khóc của thằng bé. Cứ nghĩ đến cảnh bị ức hiếp tập thể của người nhà chồng là Hiền không khỏi rơi nước mắt. Cô vẫn đang tận tâm,cắn răng cam chịu, mong đến ngày được mọi người thông cảm và thấu hiểu cho cô mà thấy xa vời quá!
Ảnh minh họa
Hiền biết nhà chồng ngay từ đầu đã không thích mình rồi. Dù có cố gắng làm tròn nhiệm vụ của một nàng dâu thảo thì cái mác gái tỉnh lẻ lấy được chồng thành phố vẫn bị mọi người trong nhà khinh thường.
Bố mẹ Nam là những người có tư tưởng cổ hủ phong kiến hay áp đặt những giáo điều lên con dâu. Trong khi đó cô em gái Nam cũng thuộc dạng tiểu thư đỏng đảnh chuyên gia bắt nạt và hắt hủi chị dâu. Hiền cứ nghĩ dù mọi người có không thương mình thì Nam sẽ là nơi cô gửi gắm nỗi niềm cuối cùng, sẵn sàng sẻ chia nỗi khổ với vợ. Vậy mà chỉ sau một thời gian kết hôn, Nam cũng quay ngoắt 180 độ để cùng bố mẹ và em gái mình hùa nhau ức hiếp vợ.
Hiền không thể quên thời gian đầu về làm dâu, bố mẹ chồng suốt ngày ca thán, mong mỏi có một đứa cháu trai đích tôn. Hiền vẫn biết ước nguyện của ông bà là chính đáng nhưng con cái là của trời cho làm sao muốn là được. Hiền tâm sự với Nam để mong một người đàn ông hiện đại như anh sẽ có tiếng nói góp ý cho bố mẹ. Vậy mà Nam cũng hùa theo ông bà để lên mặt với vợ: “Đúng! Phải sinh một thằng cu đầu tiên để làm mát mặt cái nhà này”.
Đến ngày Hiền sinh được quý tử, đúng với ước nguyện của cả nhà chồng thì mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Thằng bé vì sinh non nên sức đề kháng kém, hay đau ốm lại thường xuyên khóc dạ đề nên Hiền rất mệt mỏi. Tuy nhiên nhà chồng không giúp đỡ cô gì trong việc chăm cháu lại cứ luôn hùa nhau ức hiếp khiến Hiền vô cùng tủi thân. Mỗi lần nghe thằng bé khóc lóc, Nam lại chửi bới Hiền thậm tệ. Anh còn nghi ngờ thằng bé không phải là con mình nên mới hay trở chứng khóc như vậy. Thấy con trai bắt nạt vợ, mẹ chồng Hiền cũng hùa theo anh để quát mắng: “Biết thế lúc đẻ con, để nó về nhà ngoại cho xong. Chăm con kiểu gì mà để nó khóc lên khóc xuống thì ra thể thống gì nữa”.
Những lúc ấy, Hiền chỉ biết im lặng nhịn nhục cho qua chuyện, cô cố dỗ cho thằng bé nín khóc mà nước mắt mình lại cay cay. Đã thế, cô em chồng hiền cũng không phải thuộc dạng vừa. Hiền nhớ là suốt thời gian ở cữ chăm con, em chồng không hề giúp đỡ chị dâu mà luôn sai vặt cái này cái khác. Em chồng vốn tính tiểu thư nên trước ỉ lại vào chị dâu đến khi Hiền sinh con vẫn không tập được thói quen độc lập mà vẫn cứ chứng nào tật nấy. Nhiều lần Hiền khuyên nhủ em nên làm quen với việc bếp núc để sau này về nhà chồng, gánh vác trách nhiệm dâu con. Vậy mà em chồng Hiền không chịu tiếp thu còn đỏng đảnh lên mặt: “Tôi không thích làm mấy cái việc tầm thường đó thì chị ép được tôi chắc”. Biết con gái đã vụng về nhưng mẹ chồng cũng không góp ý lại hùa theo để chống đối lại con dâu: “Con gái tôi tự khắc tôi biết dạy chứ cái ngữ như cô không có quyền lên tiếng trong cái nhà này”. Hiền không ngờ là những lời khuyên chân tình của mình dành cho em chồng lại bị phản ứng ngược trở lại như vậy.
Hết 6 tháng chăm con nhỏ, Hiền quay lại với guồng công việc đang chờ thì mọi chuyện lại tồi tệ hơn. Chưa ngày nào Hiền yên tâm làm việc dù con nhỏ ở nhà đã có ông bà nội và cô em chồng chăm. Bở lẽ cứ làm vài giờ đồng hồ ở cơ quan thì điện thoại của Hiền lại reo liên tục của người nhà thúc về giữ con vì nó khóc. Hiền lại lúi cúi lên xin giám đốc cho về nhà lúc công việc lỡ dở. Có lần vừa mới đến cơ quan, Hiền đã phải quay xe vì tiếng quát của mẹ chồng trong điện thoại: “Cô về ngay, con nó khóc thế này thì làm sao tôi giữ được?”. Bên cạnh tiếng quát lớn của mẹ còn có những tiếng hùa nhau thúc giục của bố chồng: “Con mày mày về mà chăm nhé!”. Nhiều chị em trong cơ quan thấy Hiền cứ lận đận chuyện gia đình nên rất thương cô. Họ khuyên Hiền nên thuê o sin để khỏi phải làm phiền nhà chồng. Hiền chột dạ cũng thấy hợp lý nên đã đưa ra bàn bạc với gia đình chồng. Ai dè, cô lại bị mọi người hợp sức mắng té tát vào mặt phản đối. Mẹ chồng Hiền thì ngoa ngoắt: “Nhà này có cái việc gì lớn đâu mà thuê ô sin hay là cô muốn trốn việc?”. Bố chồng và chồng cũng chẳng vừa khi đồng thanh đáp: “Không là không! Chỉ tội phí tiền ra”.
Hiền đến là mệt mỏi vì cái nhà chồng này. Tại sao mọi chuyện lại rối như canh hẹ thế này? Mọi điều cô nói ra đều bị bác bỏ và phản đối. Nếu như nhà chồng hiểu và thông cảm cho cô thì cô đâu phải đưa ra giải pháp đó. Đã thế họ lại còn hùa nhau chống đối và nghĩ xấu cho cô nữa chứ!
Hiền lẳng lặng buồn bã bước lên phòng vì có tiếng khóc của thằng bé. Cứ nghĩ đến cảnh bị ức hiếp tập thể của người nhà chồng là Hiền không khỏi rơi nước mắt. Cô vẫn đang tận tâm,cắn răng cam chịu, mong đến ngày được mọi người thông cảm và thấu hiểu cho cô mà thấy xa vời quá!
Theo Trí thức trẻ