Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-1
Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật theo 4 nội dung chính: phòng khách, phòng thờ, nhà biệt thự và trang phục áo ngũ thân. Qua đó khắc họa một phần giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, đồng thời giúp công chúng hiểu rõ hơn về đời sống xã hội giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-2
Không gian phòng khách được xem như bộ mặt của ngôi nhà, trưng bày các món đồ gỗ chạm trổ tinh xảo như bàn ghế, tủ kính trang trí, giá sách, tranh gỗ, chậu cây cảnh... đôi khi có thêm cái sập. Trên tường treo hoành phi sơn then thếp vàng, khắc hai chữ Hán 'Hòa khí' mong muốn gia đình luôn giữ hòa thuận không khí vui vẻ. Chiếc tủ chè khảm trai tinh tế, bên trên đặt khung gương là một bức tranh khảm ốc theo đề tài truyền thống, thể hiện ước mơ của người Việt cầu mong hạnh phúc đầm ấm.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-3
Bộ bàn ghế gồm 5 món: bàn, ghế dài, 2 ghế tựa và đôn làm bằng gỗ gụ, sơn nâu khảm trai. Chạm lộng, chạm thủng đề tài hoa lá, chim, bướm, bầu rượu, túi thơ. Chân bàn được uốn cong theo phong cách Louis. Trên bàn đặt bộ khay chén gồm 1 khay gỗ và 4 chén sứ. Gốm men trắng vẽ lam, trang trí phong cảnh nhân vật, chữ Hán.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-4
Chiếc sập làm bằng gỗ khảm trai, đề tài ngũ phúc bổng thọ. Sập dùng để ngủ, ăn cơm, uống trà, tiếp khách.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-5
Bộ tranh tứ bình thường dùng để trang trí của nhiều gia đình người Việt giàu có xưa.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-6
Bàn trà chạm khảm đề tài tứ quý, bát bửu, chim, cây, bướm...

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-7
Tủ chùa (bên trái), mái làm theo kiểu chồng diềm 2 tầng 8 mái.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-8
Theo truyền thống xưa các gia đình đều dành nơi trang trọng nhất, trung tâm của ngôi nhà là nơi đặt bàn thờ gia tiên.Thông thường, đó là một chiếc bàn hay tủ thờ được chạm khắc, sơn son, thếp vàng. Ngai, bài vị hay chân dung những người đã khuất được đặt ở giữa; xung quanh bày đồ thờ như: bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân nến... Phía trên thường treo bức hoành phi, câu đối. Đồ thờ làm bằng đồng, gốm hoặc gỗ sơn son. Ngoài ra, trong không gian này các gia đình còn bày thêm các đồ dùng nội thất như sập, bàn ghế... phù hợp với sinh hoạt của mỗi gia đình.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-9
Tủ thờ được làm từ gỗ mít, sơn son thếp vàng. Mặt tủ trang trí tam lân, phượng...

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-10
Tranh cá chép 'Lý ngư vọng nguyệt' thể hiện mong ước có được cuộc sống viên mãn, tròn đầy, được hưởng những điều tốt đẹp, gặp may mắn trên con đường công danh sự nghiệp và học hành.
Nhang án dùng trong không gian thờ gia tiên làm bằng gỗ, khảm ngà. Bên trên đặt mõ và que gỗ thân hình gần tròn, lõng mõ khoét rỗng. Giá chuông trang trí đầu rồng, mây và hổ phù sơn son, thếp vàng. Chuông làm bằng đồng, quai hình đôi rồng, thân chuông chia thành 4 ô, có 4 núm hình bông hoa.

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-11
Áo ngũ thân nam (trái) và nữ (phải) gồm hai lớp vải, nhuộm màu ghi hoặc màu hồng đào. Lớp vải lót bên trong: mỏng, được dệt từ sợi tơ tằm. Lớp vải bên ngoài: dày, là vải đũi (dệt từ sợi của con kén phế). Kiểu áo ngũ thân nữ có 5 khuy, tay chẽn, được giới nữ 36 phố phường ưa dùng. Khi mặc chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe cái yếm cổ xây. Nam giới mặc áo dài năm thân, cài chéo vạt, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy bằng đồng, bạc...

Không gian sống của người giàu Hà Nội hơn 100 năm trước-12
Tiệm may thời xưa được tái hiện tại triển lãm.

Theo Ngôi sao