Không khí lạnh tràn về làm ngay món lẩu ngon dễ dàng tại nhà
Không khí lạnh tràn về, lẩu là món ăn hấp dẫn quen thuộc được nhiều người ưa thích. Mọi người làm ngay món lẩu ngon dễ dàng tại nhà dưới đây.
Những lưu ý khi ăn lẩu để tốt cho sức khỏe
Lẩu là món ăn hấp dẫn quen thuộc được nhiều người ưa thích nhưng không phải ai cũng biết nếu không chú ý lại có thể gây hại cho sức khỏe. Để ăn lẩu ngon, đúng cách và tốt cho sức khỏe mọi người cần lưu ý những điều dưới đây theo khuyến cáo của BS. Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
+ Không kéo dài thời gian bữa lẩu quá 2 tiếng đồng hồ. Điều này dễ khiến cho bộ máy tiêu hóa (dạ dày, đường ruột) liên tục làm việc dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Khi nước lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài làm vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe.
+ Nhúng thực phẩm chín: Thực phẩm tái đỏ làm vi khuẩn, kí sinh trùng dễ xâm nhập vào đường tiêu hóa. Khi nhúng lưu ý, thực phẩm thái mỏng nhúng trong nồi khoảng 1 phút để thịt chín kỹ; thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc… nhúng trên 5 phút. Đồng thời đợi nước lẩu sôi mới thả thực phẩm vào, thực phẩm vừa không bị dai mà đảm bảo được độ chín ngọt.
+ Tránh uống nước lẩu nóng: Thường nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể tới mức hơn 100 độ C. Với nhiệt độ này, ăn ngay các thực phẩm dễ khiến lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương. Lớp màng nhầy trong dạ dày cũng dễ bị ảnh hưởng vì thực phẩm quá nóng, có thể gây viêm loét dạ dày.
+ Mọi người lưu ý nước lẩu sau 60 phút nên thay nước. Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn sau quá trình nhúng thực phẩm. Hơn nữa chất béo, natri, lượng purin, dầu mỡ ở trong nước lẩu cũng tăng axit uric trong máu, không tốt đối với người bị bệnh gout.
+ Trong khi ăn lẩu không nên uống đồ lạnh. Việc này làm kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa.
BS Hoài Thu cũng cho biết, dù lẩu là món ăn hấp dẫn trong thời tiết lạnh, tuy nhiên mọi người cần ăn điều độ, tránh ăn liên tục sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Lưu ý khoảng cách từ 1 -2 tuần một lần. Cùng với đó, một số người không nên ăn lẩu nhiều như phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày vì các gia vị cay, nóng sẽ tác động khiến dạ dày bị đau trở lại. Người tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu… hạn chế hoặc những những loại lẩu nhiều đạm như lẩu lòng, lẩu hải sản…
Món lẩu ngon dễ làm khi trời trở lạnh
Lẩu cháo lòng
Nguyên liệu:
- Mua các phần lòng thích ăn: dồi, tràng, dạ dày, lòng non, cuống họng, thịt dải, gan...
Xin hoặc mua thêm nước luộc lòng kèm tiết ạ !
- Rau ăn kèm: hành lá, mùi tàu, giá, tía tô, ngổ tùy theo sở thích
- Quẩy giòn, bún
- 1 nồi cháo trắng. Lúc nấu mọi người thêm một ít gạo nếp vào cho dẻo, có thể thêm một ít đỗ xanh.
- Hành tím, tỏi, ớt, hạt tiêu
Cách làm:
- Với lẩu cháo lòng nên chuẩn bị một nồi đế dày chút, để quá trình ăn và nhúng cháo không bị bén làm cháo có mùi khê. Cho cháo vào kèm nước luộc lòng, ít tiết luộc và nêm gia vị vừa ăn.
- Phần nước luộc, tiết còn lại nấu nóng rồi thêm chút hành lá, mùi tàu, chan kèm bún cũng ngon lắm.
- Quẩy bẻ nhỏ vừa ăn
- Sơ chế rau, giá, rửa sạch và để ráo nước
- Thái lòng bày ra đĩa hoặc mẹt
- Pha nước chấm: Đơn giản mọi người có thể thái mỏng hành tím, tỏi ớt xong rót nước mắm cốt vào là được ạ !
- Cắt thêm 1 ít hành lá, tía tô để rắc lên ăn kèm
Với thời tiết lạnh như những ngày này, sơ chế lẩu cháo lòng vô cùng đơn giản mà "vừa thổi vừa ăn" bên nồi cháo lòng là vô cùng thích hợp.
Lẩu gà sữa đậu nành
Nguyên liệu
- 1 con gà khoảng 1kg; Ngao, cua, tôm mực tùy ý…
- 1 lít sữa đậu nành không đường.
- 1 lít nước dùng dashi/ rau củ/ nước dùng gà.
- 1 bắp ngô nếp; 1 củ cà rốt; mè trắng, táo tàu, kỳ tử
- Rau cải cúc, cải thảo, rau mầm, nấm đông cô, kim châm, nấm đùi gà…
- 1 cây hành boaro.
- 2 khay đậu hũ.
- Gia vị muối, đường…
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nước lẩu
Cho vào nồi khoảng 1 lít nước dùng dashi/ gà/ rau củ với sữa đậu lành đã chuẩn bị sẵn vào đun liu riu. Khi đã sôi nước cho gia vị, thêm vào táo đỏ, kỷ tử, cà rốt, ngô nếp… vào đun thêm khoảng 10 phút. Mọi người lưu ý thi thoảng mở nắp khuấy đều để sữa không đóng váng và đun với lửa nhỏ.
Bước 2: Sơ chế đồ nhúng lẩu
- Thịt gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn
- Tôm làm sạch, mực làm sạch cắt khoanh tròn. Để tôm, mực không còn mùi tanh, sai khi rửa mọi người nên dùng giấm hoặc nước cốt chanh để bóp tôm, mực rồi rửa sạch lại. Hoặc mọi người có thể ngâm tôm, mực vào hỗn hợp rượu và gừng đập dập khoảng 5 phút rồi rửa lại thật sạch.
- Các lọai nấm làm sạch. Nấm đùi gà thì cắt lát mỏng vừa ăn, nấm đông cô cắt đôi, kim câm cắt gốc… Rau dùng nhúng ăn lẩu sữa đậu nành ngon nhất nên dùng loại cải cúc, cải thảo, rau cải cải ngọt…
- Đậu hũ cắt miếng vuông
Bước 3: Pha nước chấm xì dầu: Tỏi đập dập băm nhỏ, ớt thái lát. Cho xì dầu, đường, mì chính vào bát con, khuấy đều đến khi đường tan hết rồi cho tỏi ớt đã chuẩn bị vào khuấy đều rồi rắc hạt tiêu lên trên là hoàn thành.
Cuối cùng chỉ cần dọn bếp lẩu ra bàn là cả nhà thưởng thức.
Theo Sức khỏe đời sống
-
52 phút trướcNhiều người cho rằng mỡ máu là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ cấp nên đi lọc máu để phòng ngừa bệnh, điều này có đúng?
-
2 giờ trướcBí quyết để sống đến 100 tuổi có thể nằm trong món khoai lang tím của những cụ cao niên trên đảo trường thọ Okinawa.
-
3 giờ trướcTrong nước dùng xương lợn có nhiều collagen, axit amin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm này vẫn tiềm ẩn một số mối nguy.
-
4 giờ trướcChris Humphrey, cây viết tự do của báo New York Times vừa đăng tải bài viết gợi ý các điểm đến thú vị của Hà Nội.
-
5 giờ trướcTạp chí World Expeditions vừa công bố danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á, trong đó Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 2.
-
1 ngày trướcLần đầu thử món phở kiểu Bắc ở Hà Nội, hai vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon với phần nước dùng trong và thanh, dậy mùi đặc trưng từ thịt bò.
-
1 ngày trướcDu khách đến Ninn Cổ Tháp tháng 12 tới sẽ được trải nghiệm tour du lịch lưu đày, nhập vai các phạm nhân đeo gông cùm, xiềng xích, bị hành hạ và biến thành nô lệ.
-
1 ngày trướcMưa lớn kéo dài, ngập lụt nhiều nơi khiến hàng chục chuyến bay bị hủy bỏ, các điểm đến nổi tiếng đóng cửa, du khách bị mắc kẹt.
-
1 ngày trướcNhiều người trước khi đi ngủ không có biểu hiện bất thường nhưng qua một đêm đã hôn mê hoặc tử vong có thể do đột quỵ gây ra.
-
1 ngày trướcTrứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp với nhiều người vì hàm lượng chất béo, cholesterol cao.
-
2 ngày trướcCăn hộ của người đàn ông chỉ rộng 9m2, có giá thuê hàng tháng lên tới 83.000 Yen (hơn 13,6 triệu đồng). Diện tích nhỏ nhưng đủ tiện nghi, chỉ có điều khi ngủ anh phải nằm chéo.
-
2 ngày trướcTrong phong thủy, ăn uống không chỉ là nhu cầu sinh học mà còn mang ý nghĩa về năng lượng, hài hòa và sức khỏe. Trong tiết Lập Đông, khi ăn uống mọi người nên lưu ý những điều dưới đây để có sức khỏe tốt, vượng khí.
-
2 ngày trướcĐặc sản này có năng suất cao, giá thành rẻ nên được trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia.
-
2 ngày trướcMột cái "vuốt má" ở đây có mức phí gần 80.000đ, nếu muốn chỉ định người “tương tác” thì khách hàng còn phải trả thêm 16.000đ.
-
2 ngày trướcCóc lắc muối ớt là món ăn vặt "quốc dân" được nhiều bạn trẻ yêu thích, cách làm món này hết sức đơn giản với nguyên liệu đặc trưng - muối tôm.
-
2 ngày trướcBộ tộc Bajau ở Indonesia được mệnh danh là "người cá", có đặc điểm di truyền thích nghi với việc lặn sâu dưới nước.
-
2 ngày trướcRất đông du khách đang kéo về một đền thờ nổi tiếng ở thành phố Vrindavan sau khi hay tin "nước thiêng" bất ngờ chảy ra từ bức tượng voi.
-
3 ngày trướcCác loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y.
-
3 ngày trướcTừ tháng 11 đến cuối năm là mùa thấp điểm du lịch ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Nhằm kích cầu tiêu dùng và thu hút khách, các cơ sở kinh doanh du lịch đã có nhiều ưu đãi
Tin tức mới nhất
-
30 phút trước
-
52 phút trước
-
52 phút trước
-
1 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
14 ngày trước
-