Khi nhìn vào “khu vườn trong chai” này của David Latimer, bạn hẳn sẽ nghĩ ông ấy là một nhà làm vườn với đôi bàn tay điêu luyện, tỉ mỉ. Tuy nhiên, không ai ngờ rằng ông chẳng giành cho nó mấy thời gian dù đã trồng được 53 năm nay. Lần cuối ông tưới nước cho nó là 40 năm về trước.
Suốt 40 năm qua, “khu vườn tí hon” nằm gọn ở một góc nhà, tách biệt với thế giới. Tuy vậy, những cây ưa bóng như thài lài tím, cây rau trai vẫn phát triển xanh tốt trong chiếc bình hình cầu.
Ông Latimer, 80 tuổi, chia sẻ: “Tôi đặt nó cách cửa sổ 2 mét nên nó vẫn có thể đón ánh sáng mặt trời. Chỉ cần hấp thụ được ánh sáng mặt trời là cây có thể quang hợp và phát triển. Nghe có vẻ khó tin nhưng tôi chưa một lần cắt tỉa cho chúng. Tôi cứ để chúng mọc chen chúc một cách tự nhiên bên trong chiếc bình và giờ cả bình đã chật kín”.
Dù tách biệt với thế giới bên ngoài, cây vẫn có thể hấp thụ ánh sáng để quang hợp. Khi quang hợp, lá tạo ra oxy và hơi nước. Độ ẩm tích tụ bên trong bình. Những chiếc lá bị thối rữa cũng rơi xuống đáy bình, tự phân hủy thành carbon dioxine, chất dinh dưỡng cần thiết để cây hấp thụ qua rễ.
Lễ phục sinh năm 1960, ông Latimer quyết định trồng một khu vườn nhỏ trong lúc nhàn rỗi chỉ để “thỏa chí tò mò.” Ông cho biết: “Ở thời điểm đó, ngành công nghiệp hóa chất đã chuyển sang sản xuất chai nhựa nên rất nhiều chai thủy tinh bị thải ra. Trồng vườn trong chai trở thành một cơn sốt. Tôi rất muốn nhìn thấy mầm cây ló đầu ra khỏi miệng chai”.
Đầu tiên, ông làm sạch bình thủy tinh hình cầu, lót một ít phân xuống dưới rồi đặt hạt giống xuống đáy bình. Ông cho vào đó 1 phần tư lít nước. Mãi đến năm 1972 ông mới tưới lần tiếp theo. Ông đặt bình cây vào môt kệ tủ dưới gầm cầu thang nhà mình. Nó vẫn ở nguyên vị trí đó kể cả khi vợ chồng ông chuyển từ Lancashire đến Gretchen sau khi ông nghỉ hưu.
Khu vườn đặc biệt của Latimer được thế giới biết đến khi ông lần đầu chụp ảnh nó và đăng lên mục Làm vườn của tờ BBC với câu hỏi liệu giới làm vườn hoặc giới khoa học có quan tâm đến nó không. Trả lời câu hỏi đó, chuyên gia cố vấn cho mục, làm vườn Chris Beardshaw cho biết: “Đây làm một ví dụ tuyệt vời về sự tái chế trong tự nhiên, một vòng tròn hoàn hảo của cuộc sống”.
Ông cũng nói thêm: “Đó là lý do NASA muốn áp dụng việc trông cây trong chai để đưa thực vật vào vũ trụ. Thực vật có khả năng quang hợp tạo ra oxy và làm sạch không khí. Tất cả những gì chúng cần chỉ là năng lượng mặt trời”.
Tuy nhiên, ông Latimer không thực sự quan tâm đến ý nghĩa của "vườn cây" trường thọ này. Ông chia sẻ: “Ai đó có thể nghĩ nó tuyệt vời, còn tôi thì không. Nó chẳng ăn được cũng chẳng tỏa hương thơm. Nó chỉ là một cái bình, quanh năm chẳng làm gì, nhưng tôi vẫn tò mò muốn biết những cái cây trong có thể sống được bao lâu”. Ông hy vọng con cái sẽ giúp ông tiếp tục “cuộc thí nghiệm” sau khi ông qua đời. Nếu không, ông muốn nó được đưa vào khu vườn hoàng gia công cộng.
Suốt 40 năm qua, “khu vườn tí hon” nằm gọn ở một góc nhà, tách biệt với thế giới. Tuy vậy, những cây ưa bóng như thài lài tím, cây rau trai vẫn phát triển xanh tốt trong chiếc bình hình cầu.
Ông Latimer, 80 tuổi, chia sẻ: “Tôi đặt nó cách cửa sổ 2 mét nên nó vẫn có thể đón ánh sáng mặt trời. Chỉ cần hấp thụ được ánh sáng mặt trời là cây có thể quang hợp và phát triển. Nghe có vẻ khó tin nhưng tôi chưa một lần cắt tỉa cho chúng. Tôi cứ để chúng mọc chen chúc một cách tự nhiên bên trong chiếc bình và giờ cả bình đã chật kín”.
Dù đã trồng vườn được 54 năm, ông Latimer chỉ tưới 1 lần duy nhất 40 năm trước.
Dù tách biệt với thế giới bên ngoài, cây vẫn có thể hấp thụ ánh sáng để quang hợp. Khi quang hợp, lá tạo ra oxy và hơi nước. Độ ẩm tích tụ bên trong bình. Những chiếc lá bị thối rữa cũng rơi xuống đáy bình, tự phân hủy thành carbon dioxine, chất dinh dưỡng cần thiết để cây hấp thụ qua rễ.
Lễ phục sinh năm 1960, ông Latimer quyết định trồng một khu vườn nhỏ trong lúc nhàn rỗi chỉ để “thỏa chí tò mò.” Ông cho biết: “Ở thời điểm đó, ngành công nghiệp hóa chất đã chuyển sang sản xuất chai nhựa nên rất nhiều chai thủy tinh bị thải ra. Trồng vườn trong chai trở thành một cơn sốt. Tôi rất muốn nhìn thấy mầm cây ló đầu ra khỏi miệng chai”.
Vườn cây tự tạo ra một hệ sinh thái nhỏ bên trong bình.
Đầu tiên, ông làm sạch bình thủy tinh hình cầu, lót một ít phân xuống dưới rồi đặt hạt giống xuống đáy bình. Ông cho vào đó 1 phần tư lít nước. Mãi đến năm 1972 ông mới tưới lần tiếp theo. Ông đặt bình cây vào môt kệ tủ dưới gầm cầu thang nhà mình. Nó vẫn ở nguyên vị trí đó kể cả khi vợ chồng ông chuyển từ Lancashire đến Gretchen sau khi ông nghỉ hưu.
Khu vườn đặc biệt của Latimer được thế giới biết đến khi ông lần đầu chụp ảnh nó và đăng lên mục Làm vườn của tờ BBC với câu hỏi liệu giới làm vườn hoặc giới khoa học có quan tâm đến nó không. Trả lời câu hỏi đó, chuyên gia cố vấn cho mục, làm vườn Chris Beardshaw cho biết: “Đây làm một ví dụ tuyệt vời về sự tái chế trong tự nhiên, một vòng tròn hoàn hảo của cuộc sống”.
Ông cũng nói thêm: “Đó là lý do NASA muốn áp dụng việc trông cây trong chai để đưa thực vật vào vũ trụ. Thực vật có khả năng quang hợp tạo ra oxy và làm sạch không khí. Tất cả những gì chúng cần chỉ là năng lượng mặt trời”.
Tuy nhiên, ông Latimer không thực sự quan tâm đến ý nghĩa của "vườn cây" trường thọ này. Ông chia sẻ: “Ai đó có thể nghĩ nó tuyệt vời, còn tôi thì không. Nó chẳng ăn được cũng chẳng tỏa hương thơm. Nó chỉ là một cái bình, quanh năm chẳng làm gì, nhưng tôi vẫn tò mò muốn biết những cái cây trong có thể sống được bao lâu”. Ông hy vọng con cái sẽ giúp ông tiếp tục “cuộc thí nghiệm” sau khi ông qua đời. Nếu không, ông muốn nó được đưa vào khu vườn hoàng gia công cộng.
Nguồn: Distractify
Theo Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ