Miếng thịt có màu đỏ như thịt bò “gây sốt” trên mạng bởi các hạt cơm trắng trên miếng thịt. Các bà nội trợ vô cùng hoang mang. Đặc biệt, các dị vật này bám rất chặt vào miếng thịt.
Hình ảnh miếng thịt này, PGS Nguyễn Văn Châu – Viện Sốt rét ký sinh trùng trung ương nghi ngờ có thể là các nang sán. Nếu đúng là các nang sán thì rất nguy hiểm cho người dùng.
PGS Châu cho biết các nang sán này rất nguy hiểm vì nó rất khó chín ở nhiệt độ cao. Nếu nấu ở nhiệt độ 100 độ C thì người nấu phải đun rất lâu từ nửa tiếng trở lên thì nang sán này mới bị tiêu diệt.
Khi ăn thịt có chứa nang sán, người ăn phải sẽ bị nguy hiểm đến sức khỏe nhất là bệnh não do nang sán gây ra. Sán não rất nguy hiểm gây ra các bệnh động kinh, có giật và viêm não.
Tại phòng khám bệnh chuyên ngành của viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương có rất nhiều bệnh nhân là nạn nhân của các loại bệnh sán não gây ra.
Nang sán chui vào phổi sẽ nở thành con sán, chui vào ruột cũng có thể thành sán. Con sán phát triển trong cơ thể nhất là ở phổi vỡ gây khạc (như nôn) ra nhiều dịch trong, khái huyết, nhiễm khuẩn và apxe (hình ảnh có mức nước, mức hơi chụp X quang).
Ở các cơ quan khác cơ tim trái, thận, lách, tủy sống (chèn ép tủy) nang sán cũng nguy hiểm không kém.
Một số người ăn phải thịt bò chứa nang sán này sống ở trong da và nó di chuyển dưới da dưới dạng nang như hạt gạo, không phải giun lươn. Việc điều trị nang sán cũng rất khó khăn. Nang sán có thể nở ra các nang sán thứ phát và nó di căn đi nhiều nơi.
Người bán ham lợi nhuận khi thấy miếng thịt có sán thường rút con sán ra rồi tiếp tục bán chỗ thịt đó. Nhưng dù làm như vậy thì khi cắt thịt ra vẫn còn nhiều nang sán ở bên trong. Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua thịt nếu phát hiện có nang sán.
Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội sau khi xem hình ảnh trên ông cho biết đây không phải là sán dây bò. mà có thể là ấu trùng sán.
Giáo sư Đề cho biết sán dây bò không ký sinh trong cơ thịt mà chủ yếu các loại ấu trùng nếu người dân ăn thịt bò có chứa ấu trùng sán dây bò rất nguy hiểm.
Người ăn phải ấu trùng sán dây bò trong thịt trâu, thịt bò ấu trùng vào dạ dày, ruột non, đoạn cổ sinh đốt mới và thành chuỗi đốt sán và thành sán trưởng thành sau khoảng 3 tháng. Giáo sư Đề cho biết tuổi thọ của sán dải bò khoảng 25 năm.
Khi bò ra ngoài, mỗi đốt sán chứa khoảng 50 - 80 nghìn trứng. Sán này ra môi trường bị phân hủy, giải phóng trứng, trứng tồn tại trong môi trường từ vài tuần đến hàng tháng.
Trâu bò ăn phải trứng, trứng vào dạ dày và ruột non, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng thường xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu hay bạch huyết và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, cơ tim, hiếm khi ở mỡ, phủ tạng.
Tạc hại của sán dây bò cũng như các loại sán dây khác, khi sán dây trưởng thành chiếm thức ăn, gây kém hấp thu rối loạn tiêu hóa và nhiễm độc thần kinh. Để phòng sán dây bò không nên ăn thịt bò tái, sống mà bắt buộc phải nấu chín thịt bò.
Hình ảnh miếng thịt này, PGS Nguyễn Văn Châu – Viện Sốt rét ký sinh trùng trung ương nghi ngờ có thể là các nang sán. Nếu đúng là các nang sán thì rất nguy hiểm cho người dùng.
PGS Châu cho biết các nang sán này rất nguy hiểm vì nó rất khó chín ở nhiệt độ cao. Nếu nấu ở nhiệt độ 100 độ C thì người nấu phải đun rất lâu từ nửa tiếng trở lên thì nang sán này mới bị tiêu diệt.
Khi ăn thịt có chứa nang sán, người ăn phải sẽ bị nguy hiểm đến sức khỏe nhất là bệnh não do nang sán gây ra. Sán não rất nguy hiểm gây ra các bệnh động kinh, có giật và viêm não.
Tại phòng khám bệnh chuyên ngành của viện Sốt rét và Ký sinh trùng Trung ương có rất nhiều bệnh nhân là nạn nhân của các loại bệnh sán não gây ra.
Nang sán chui vào phổi sẽ nở thành con sán, chui vào ruột cũng có thể thành sán. Con sán phát triển trong cơ thể nhất là ở phổi vỡ gây khạc (như nôn) ra nhiều dịch trong, khái huyết, nhiễm khuẩn và apxe (hình ảnh có mức nước, mức hơi chụp X quang).
Hình miếng thịt bò chứa vật lạ khiến nhiều bà nội trợ hoang mang - (Ảnh chụp màn hình)
Ở các cơ quan khác cơ tim trái, thận, lách, tủy sống (chèn ép tủy) nang sán cũng nguy hiểm không kém.
Một số người ăn phải thịt bò chứa nang sán này sống ở trong da và nó di chuyển dưới da dưới dạng nang như hạt gạo, không phải giun lươn. Việc điều trị nang sán cũng rất khó khăn. Nang sán có thể nở ra các nang sán thứ phát và nó di căn đi nhiều nơi.
Người bán ham lợi nhuận khi thấy miếng thịt có sán thường rút con sán ra rồi tiếp tục bán chỗ thịt đó. Nhưng dù làm như vậy thì khi cắt thịt ra vẫn còn nhiều nang sán ở bên trong. Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua thịt nếu phát hiện có nang sán.
Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội sau khi xem hình ảnh trên ông cho biết đây không phải là sán dây bò. mà có thể là ấu trùng sán.
Giáo sư Đề cho biết sán dây bò không ký sinh trong cơ thịt mà chủ yếu các loại ấu trùng nếu người dân ăn thịt bò có chứa ấu trùng sán dây bò rất nguy hiểm.
Người ăn phải ấu trùng sán dây bò trong thịt trâu, thịt bò ấu trùng vào dạ dày, ruột non, đoạn cổ sinh đốt mới và thành chuỗi đốt sán và thành sán trưởng thành sau khoảng 3 tháng. Giáo sư Đề cho biết tuổi thọ của sán dải bò khoảng 25 năm.
Khi bò ra ngoài, mỗi đốt sán chứa khoảng 50 - 80 nghìn trứng. Sán này ra môi trường bị phân hủy, giải phóng trứng, trứng tồn tại trong môi trường từ vài tuần đến hàng tháng.
Trâu bò ăn phải trứng, trứng vào dạ dày và ruột non, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng thường xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu hay bạch huyết và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, cơ tim, hiếm khi ở mỡ, phủ tạng.
Tạc hại của sán dây bò cũng như các loại sán dây khác, khi sán dây trưởng thành chiếm thức ăn, gây kém hấp thu rối loạn tiêu hóa và nhiễm độc thần kinh. Để phòng sán dây bò không nên ăn thịt bò tái, sống mà bắt buộc phải nấu chín thịt bò.
Theo Soha/ Tri Thức Trẻ