Trong số các bản nhạc của thần tượng K-pop hiện đang xếp hạng cao trên các nền tảng phát nhạc trực tuyến lớn, chỉ một số ít có thời lượng vượt quá 3 phút.

Các ca khúc như “Fate” của (G)I-DLE (2 phút 42 giây), “plot twist” củaTWS (2 phút 33 giây), “Easy” của LE SSERAFIM (2 phút 45 giây), “Smart” (2 phút 45 giây) ), “Love 119” của RIIZE (2 phút 54 giây) và “Magnetic” của ILLIT (2 phút 41 giây) là những ví dụ tiêu biểu.

Sự chiếm ưu thế của các ca khúc có thời lượng dưới 3 phút trên thị trường thần tượng K-pop hiện nay phản ánh xu hướng rút ngắn thời lượng bài hát.

Kỷ nguyên của những bài hát 2 phút: Tại sao các bài hát K-pop ngày càng ngắn?-1

Mặc dù thỉnh thoảng vẫn có những bài hát, chẳng hạn như “Bam Yang Gang” của BIBI (2 phút 27 giây) và “To. X” (2 phút 51 giây). Những đáng chú ý là một số lượng lớn các ca khúc của các nhóm nhạc thần tượng đều thuộc thể loại có độ dài “2 phút”. Điều gì có thể là lý do cho điều này?

Xu hướng các bài hát có độ dài dưới 3 phút bắt đầu nổi lên từ năm ngoái. Các bài hát của các nghệ sĩ như IVE, NewJeans và (G)I-DLE, những bài hát ngắn đã trở nên nổi tiếng trên thị trường K-pop vào thời điểm đó, là những ví dụ điển hình.

Trọng tâm chú ý từ cả trong và ngoài ngành đều chuyển sang âm nhạc của những nghệ sĩ này. Từ đó đã rút ngắn thời gian phát lại hơn một phút so với độ dài thông thường là khoảng 3 phút.

Tuy nhiên, xu hướng này sớm dẫn đến sự thay đổi rộng rãi hơn trên toàn bộ thị trường K-pop. Một số lượng đáng kể các bài hát của nhóm nhạc thần tượng được phát hành từ cuối năm ngoái đến năm nay vẫn ở mức “2 phút”, cho thấy sự xuất hiện của kỷ nguyên các bài hát “2 phút”.

Kỷ nguyên của những bài hát 2 phút: Tại sao các bài hát K-pop ngày càng ngắn?-2

Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổi này xuất phát từ bản chất của các thần tượng ngày nay là phải thu hút cả thị trường trong nước và quốc tế. Vì sự quan tâm của người nghe trực tiếp tạo nên sự nổi tiếng nên việc phát hành các bài hát phù hợp với nhu cầu của thế hệ MZ (Thế hệ MZ ở Hàn Quốc dùng để chỉ những người sinh từ 1981-2010. Đây là sự kết hợp của những người sinh từ năm 1981 - 1996 thuộc thế hệ Millennials và những người sinh từ năm 1997-2010 thuộc Thế hệ Z), đối tượng tiêu dùng chính của K-pop, đã trở nên quan trọng.

Để nhắm đến thế hệ MZ, những người đã quen tiếp cận với nội dung dạng ngắn, điều cần thiết là phải nhanh chóng thu hút sự chú ý của họ và để lại ấn tượng mạnh ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên.

Có ý kiến cho rằng: "Ngày nay, trừ khi bạn là fan của một nghệ sĩ cụ thể nào đó, hiếm khi mọi người nghe hết một bài hát lần đầu tiên. Vì người nghe có xu hướng tìm kiếm các bài hát dựa trên nhu cầu của bản thân nên việc những bài hát có thể thu hút người nghe một cách nhanh chóng và mạnh mẽ đã trở thành một xu hướng".

Tình hình ở thị trường âm nhạc K-pop, nơi mức độ phổ biến trên các nền tảng dạng ngắn có liên quan trực tiếp đến sự thành công của việc phát nhạc trực tuyến, là một lý do khác khiến thời lượng bài hát bị rút ngắn. Để tăng sự quan tâm đến các nền tảng phát nhạc, cần phải trình bày các bài hát ở định dạng ngắn hơn, dẫn đến thời lượng bài hát bị giảm.

Do đó, các nhà sản xuất và phát hành phải tập trung làm nổi bật giá trị cốt lõi của bài hát ngay những giây phút đầu tiên, đặc biệt đối với thể loại video ngắn đang thống trị ngành công nghiệp âm nhạc trong những năm gần đây. Chính vì những thay đổi của công nghệ đã ảnh hưởng đáng kể tới việc rút ngắn thời lượng bài hát.

Kỷ nguyên của những bài hát 2 phút: Tại sao các bài hát K-pop ngày càng ngắn?-3

Những người hoạt động trong ngành giải trí tại Hàn Quốc cho biết sự phát triển của các nền tảng video ngắn như TikTok, YouTube Shorts, Instagram Reels hay Naver Moment là yếu tố tác động đến xu hướng sản xuất âm nhạc của các thần tượng.

Khi thời lượng bài hát trở nên ngắn hơn, nhịp độ nhanh hơn và âm nhạc trở nên nén lại, chỉ cung cấp những nội dung cần thiết. Phương pháp này đã tạo ra thứ thường được gọi là các bài hát “thân thiện với TikTok”.

Trọng tâm là tạo ra các phân khúc nổi bật trong một khoảng thời gian ngắn. Vì phần điệp khúc thường là cao trào nên giai điệu của câu đầu tiên và câu thứ hai cũng như phần điệp khúc có thể nghe khác nhau.

Câu nói “Ngày nay có cả những bài hát 1 phút cũng được ra mắt” không còn chỉ là lời nói đùa mà đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, cũng có những lo ngại đang nổi lên liên quan đến các bài hát K-pop ngày càng ngắn hơn.

Chỉ tập trung vào thành tích trên bảng xếp hạng có thể khiến nghệ sĩ đánh mất bản sắc và màu sắc âm nhạc của mình. Trong bối cảnh ngành công nghiệp âm nhạc đang thay đổi nhanh chóng, điều quan trọng là phải duy trì sự cân bằng và dẫn dắt sự thay đổi mà không bị dao động theo một hướng.

Theo VOV