Làm gì khi lỡ quan hệ với người bị HIV
Một thanh niên lỡ quan hệ với cô gái bị nhiễm HIV và đang rất lo lắng không biết xử lý như thế nào để không lây bệnh.
Cách xử lý khi quan hệ với người nhiễm HIV
Trong một lần lỡ quan hệ với "gái bán hoa" và bị rách bao su, anh Q. (28 tuổi, Hà Nội) rất lo lắng khi cô gái này thú nhận đã nhiễm HIV. Với trường hợp này, BS CKII, Thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Thúy Lan tư vấn cách xử lý.
Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm. Chẳng hạn, khi bị máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng...).
Ngoài ra, chúng ta còn có thể bị lây nhiễm thông qua các tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào hoặc vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.
Khi quan hệ với một người chắc chắn đã bị HIV, khả năng lây từ 60-70% tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ quan hệ, mức độ trầy xước do quan hệ gây ra, mức độ viêm nhiễm của buồng tử cung, lượng virus HIV trong tinh dịch (người bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn nào, càng giai đoạn sau thì khả năng lây càng cao).
Thực tế không thể khẳng định sau khi quan hệ anh Q. có bị lây nhiễm hay không. Để biết kết quả chính xác nhất anh cần phải tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên cách này lại phải chờ lâu mới có kết quả.
Sau khi quan hệ, nếu nghi ngờ bị lây, chúng ta phải ngay lập tức liên hệ với trung tâm HIV - AIDS để xin thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm (2 hoặc 3 loại). Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ.
Lưu ý khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV
Chỉ hiệu quả khi dùng sớm: Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.
Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ, bạn cần tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm không bị nhiễm.
Địa chỉ mua thuốc: Các loại thuốc chống phơi nhiễm HIV này không bán lẻ ở bên ngoài. Có thể điều trị tại phòng cấp cứu các bệnh viện, phòng khám ngoại trú Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS địa phương. Ví dụ, tại Hà Nội Bệnh viện Đống Đa, Nhiệt đới... đang có loại thuốc này.
Chi phí điều trị: Thuốc chống phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, nếu thuốc ngoại khoảng 4,5 triệu đồng.
Khuyến cáo: Điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm. Cách chống phơi nhiễm tốt nhất là quan hệ tình dục lành mạnh và dùng bao cao su thường xuyên, đúng cách.
Trong một lần lỡ quan hệ với "gái bán hoa" và bị rách bao su, anh Q. (28 tuổi, Hà Nội) rất lo lắng khi cô gái này thú nhận đã nhiễm HIV. Với trường hợp này, BS CKII, Thầy thuốc ưu tú - Nguyễn Thúy Lan tư vấn cách xử lý.
Về mặt lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm. Chẳng hạn, khi bị máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da tổn thương (chàm, bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng...).
Ngoài ra, chúng ta còn có thể bị lây nhiễm thông qua các tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc chất dịch của người có HIV bị vỡ đâm vào hoặc vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.
Khi quan hệ với một người chắc chắn đã bị HIV, khả năng lây từ 60-70% tùy thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ quan hệ, mức độ trầy xước do quan hệ gây ra, mức độ viêm nhiễm của buồng tử cung, lượng virus HIV trong tinh dịch (người bị nhiễm HIV đang ở giai đoạn nào, càng giai đoạn sau thì khả năng lây càng cao).
Thực tế không thể khẳng định sau khi quan hệ anh Q. có bị lây nhiễm hay không. Để biết kết quả chính xác nhất anh cần phải tiến hành xét nghiệm. Tuy nhiên cách này lại phải chờ lâu mới có kết quả.
Sau khi quan hệ, nếu nghi ngờ bị lây, chúng ta phải ngay lập tức liên hệ với trung tâm HIV - AIDS để xin thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm (2 hoặc 3 loại). Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải tiến hành sớm ngay sau khi có các hành vi nguy cơ.
Lưu ý khi dùng thuốc chống phơi nhiễm HIV
Chỉ hiệu quả khi dùng sớm: Những người có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải dùng thuốc càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều trị sớm từ 2-6h sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn quá 72h (3 ngày) kể từ khi có hành vi nguy cơ.
Thời gian điều trị kéo dài liên tục trong 28 ngày. Sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có hành vi nguy cơ, bạn cần tái xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm không bị nhiễm.
Địa chỉ mua thuốc: Các loại thuốc chống phơi nhiễm HIV này không bán lẻ ở bên ngoài. Có thể điều trị tại phòng cấp cứu các bệnh viện, phòng khám ngoại trú Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS địa phương. Ví dụ, tại Hà Nội Bệnh viện Đống Đa, Nhiệt đới... đang có loại thuốc này.
Chi phí điều trị: Thuốc chống phơi nhiễm do nước ta sản xuất khoảng 1,2 triệu đồng, nếu thuốc ngoại khoảng 4,5 triệu đồng.
Khuyến cáo: Điều trị bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV không phải là lựa chọn cho những người thường xuyên phơi nhiễm. Cách chống phơi nhiễm tốt nhất là quan hệ tình dục lành mạnh và dùng bao cao su thường xuyên, đúng cách.
Theo Tri thức
-
5 giờ trướcNhiều thực phẩm có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý của nam giới nếu biết cách chế biến, ăn đủ trong thời gian nhất định.
-
6 giờ trướcThừa nhận phở là món ăn hoàn hảo, xứng đáng để giới thiệu ra toàn cầu nhưng đầu bếp Mỹ cho rằng, theo cảm nhận riêng, anh thấy bún bò Huế ngon hơn.
-
8 giờ trướcChỉ một thay đổi nhỏ trong bữa ăn mỗi ngày không ngờ đã tạo ra chuyển biến lớn đối với sức khỏe của người đàn ông.
-
9 giờ trước3 trong số 6 du khách tử vong do ngộ độc methanol đã uống rượu mời của một nhà trọ.
-
10 giờ trướcMới đây, TPHCM đã được tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Condé Nast Traveller (CN Traveller) đưa vào danh sách những điểm đến hấp dẫn, đáng để ghé thăm nhất trong năm 2025.
-
11 giờ trướcNăm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
-
13 giờ trướcNgọn đèn vĩnh cửu hay còn gọi là Trường Minh Đăng với khả năng cháy sáng suốt hàng ngàn năm vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.
-
14 giờ trướcMột thương hiệu pizza nổi tiếng mới đây đã gây ra không ít tranh cãi khi đưa vào thực đơn phiên bản bánh kèm ếch chiên vàng nguyên con trên bề mặt.
-
15 giờ trướcDo ảnh hưởng của gió Đông Bắc, trên đỉnh Fansipan, Lào Cai xuất hiện sương muối đầu tiên trong năm, phủ một băng mỏng trên các lối đi.
-
16 giờ trướcLãnh đạo TP Hội An (Quảng Nam) khẳng định thông tin lan truyền trên mạng cho rằng phải chi ra 1,6 - 1,8 tỷ đồng để có "chân" đạp xích lô, bơi ghe là sai sự thật.
-
19 giờ trướcNgười dân bộ tộc này thọ hơn 100 tuổi, đồng thời trong hơn 900 năm qua không ai mắc ung thư dù sống gần như tách biệt với xã hội và cơ sở y tế vẫn còn thô sơ.
-
1 ngày trướcNghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt, vậy mỗi ngày ăn vài lát nghệ, cơ thể bạn sẽ thay đổi tích cực.
-
1 ngày trướcNhân dịp sinh nhật, thầy giáo đã nghỉ hưu Albert Stiles tiết lộ bí quyết sống thọ là thường xuyên ăn củ dền từ khi còn nhỏ.
-
1 ngày trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
-
2 ngày trướcTrứng được chứng minh là thực phẩm bổ dưỡng với sức khoẻ, vậy ăn trứng vào bữa sáng có tốt không?
-
2 ngày trướcTrước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.
-
2 ngày trướcNhiệt độ xuống dưới 0 độ C khiến băng tuyết xuất hiện phủ một lớp mỏng trên đỉnh núi Fansipan (tỉnh Lào Cai).
-
2 ngày trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
-
2 ngày trướcNhiều người tin tưởng và dự định sẽ đến Quảng Ninh để check-in tại bức tượng độc đáo này.
Tin tức mới nhất
-
5 giờ trước
-
5 giờ trước
-
6 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
13 ngày trước
-
14 ngày trước