Làm trò phản cảm, quay clip vô nghĩa cũng được gọi 'idol giới trẻ'
Các idol giới trẻ xuất hiện nhiều như "nấm sau mưa" khiến nhiều người tin rằng nổi tiếng là điều dễ dàng.
“Fake Famous” (Danh tiếng giả) là một tựa phim tài liệu từng được phát sóng trên kênh HBO và HBO Max, sản xuất bởi cây viết chuyên về mảng công nghệ của tờ New York Times, Nick Bilton.
Bilton là một trong những cây viết tiên phong bước chân vào địa hạt của thế giới công nghệ và danh tiếng. “Danh tiếng giả” ra đời từ một câu hỏi thôi thúc ông trong rất nhiều năm làm nghề: Làm sao để những người bình thường trở nên nổi tiếng?
Trong suốt bộ phim, Bilton đã gặp 3 người tại Los Angeles, Mỹ với một lời đề nghị trong mơ: Biến trang mạng xã hội của họ thành một tài khoản thu hút như những ngôi sao Instagram.
Cả 3 người đều có mong ước trở nên nổi tiếng: Một người mơ mộng làm diễn viên, một trợ lý làm việc tại công ty bất động sản mong có cuộc sống đầy thú vị, một nhạc công/ nhà thiết kế thời trang rời bỏ thành phố nhỏ lên Los Angeles mong được nổi tiếng.
Và tất nhiên, như sự kỳ vọng của người xem, cả 3 người đều trở nên nổi tiếng - chính xác hơn là sự “nổi tiếng” đo đếm bằng lượt like, lượt bình luận với những hình ảnh về cuộc sống xa hoa được dàn dựng, thêm nếm, bằng sức mạnh của nền tảng và tâm lý đám đông trên mạng xã hội chứ không phải bằng tài năng, thực lực của họ.
Đó chính là sự “nổi tiếng giả” như tiêu đề của bộ phim muốn nhắc tới.
Cách đó hàng nghìn dặm tại Việt Nam, có những idol giới trẻ cũng đang nổi bồng bềnh trên mạng xã hội, mà gần đây là trên TikTok.
Không giống 3 nhân vật trong bộ phim kia - đi lên nhờ sự mát tay của Nick Bilton, họ tự đi lên nhờ thành công trên mạng theo một cách nào đó người khác khó hoặc không lý giải được.
Tuy vậy, điểm chung nằm ở việc họ không đi lên bằng tài năng, thực lực, bằng những giá trị để khán giả có thể học theo hay truyền cảm hứng cho người trẻ - những “idol giới trẻ” kiểu vậy đi lên nhờ… khả năng và tốc độ phủ sóng trên mạng; chính xác hơn bằng sự dễ dãi của một bộ phận người dùng cũng như những đặc điểm hành vi, tâm lý, thuật toán của mạng xã hội.
Không khó để bắt gặp clip hàng triệu view của một anh trai có ngoại hình kém sắc chuyên sắm vai soái ca nói những câu ngôn tình trên Tiktok, mà đọng lại chỉ là sự ngờ nghệch và tô vẽ quá lố của cả một ekip đứng sau.
Hay những nhân vật đình đám có cả chục triệu người theo dõi nhưng xem qua một lượt tất cả các clip của họ trên TikTok bạn sẽ phải vò đầu bứt tai tự hỏi:
Những chàng trai, cô gái này có gì đặc biệt hay tài năng gì để được hàng loạt thanh thiếu niên gọi là “idol giới trẻ?”
Trước khi xem có vấn đề gì với những idol giới trẻ như vậy, hãy thử quan tâm, điều gì có thể khiến họ nhanh chóng trở nên nổi tiếng - dù là nổi tiếng ảo hay nổi thật, như vậy trên mạng xã hội?
Có rất nhiều lý do để một người nổi tiếng trên mạng xã hội với các nền tảng mới như Tik Tok. Trong tâm lý học có một khái niệm mang tên “sự công nhận xã hội”, được đặt tên bởi Robert Cialdini vào năm 1984.
Nói một cách ngắn gọn, nó miêu tả xu hướng của con người mong muốn bắt chước hành vi của người khác để hòa nhập với số đông. Càng thấy nhiều người làm gì, tâm trí của bạn càng thôi thúc bạn làm theo để hòa với đám đông.
Đó chính là cơ chế cốt lõi đằng sau các thuật toán mạng xã hội. Khi chúng ta thấy một bài đăng với hàng nghìn lượt thích, bình luận, chúng ta cho rằng đó là nội dung quan trọng, thú vị và dành nhiều sự quan tâm.
Nó giống như một quả bóng tuyết lăn xuống sườn dốc, càng lăn lại càng lớn và đôi khi rất khó để dừng lại.
Cứ như vậy các “idol giới trẻ” hiện nay không cần tài năng để “nổi tiếng” vì TikTok ưu tiên cho những “quả bóng tuyết”. Bài đăng càng nhiều lượng người quan tâm lại càng được xuất hiện nhiều để có thêm người thích, bình luận, chia sẻ.
Nội dung không còn là “vua” - thuật toán mới là vua đưa các “ông hoàng”, “bà chúa" vô danh nơi nào đó chễm chệ bước lên vũ đài danh vọng.
Khi khán giả liên tục phải tiếp nhận những nội dung như vậy trên truyền thông, tiêu chuẩn của họ về tài năng cũng thấp dần đi. Họ không xem những nội dung “chất lượng” - họ xem những nội dung được nhiều người khác xem.
Điều này đặc biệt đúng với giới trẻ khi việc chạy theo số đông là điều các em luôn muốn làm để mình không lạc lõng. Mối quan hệ giữa nội dung và thị hiếu khán giả như một vòng luẩn quẩn: Nội dung không chất lượng nhưng vẫn được khán giả đón nhận, đón nhận nhiều những nội dung như vậy dẫn đến tiêu chuẩn về thị hiếu của khán giả đi xuống và khi các idol giới trẻ thấy những nội dung “không chất lượng” của mình vẫn được đón nhận, họ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất.
Sẽ luôn bất công khi đem thế hệ sau ra so sánh với thế hệ trước và dành những phán xét thế hệ sau nhưng nhìn một cách khách quan, tiêu chuẩn của sự nổi tiếng, của những hình mẫu giới trẻ chỉ khoảng hơn một thập kỷ trước đây đã khác rất nhiều.
Không có sự hỗ trợ của mạng xã hội khi ai cũng có thể chia sẻ nội dung, những người muốn nổi tiếng của 10-20 năm về trước phải chứng tỏ được năng lực của bản thân và lao động miệt mài để có được thành công.
Một ca sĩ mới vào nghề đôi khi phải mất vài năm với vài album bị từ chối trước khi có thể thành công chứ không phải như bây giờ khi một bản cover (khéo còn chưa xin phép bản quyền) có hàng triệu lượt xem trên TikTok và nhanh chóng đưa “nhà sáng tạo nội dung” sau một đêm bỗng thành người nổi tiếng.
Một YouTuber muốn thành danh phải đổ rất nhiều tâm huyết, chất xám và kiến thức vào trong từng sản phẩm, không phải như một clip đập hộp những món đồ đắt tiền sau một lần mua sắm cũng thu về hàng triệu lượt xem.
Nếu nói những idol giới trẻ ngày nay đang viết lại “chuẩn mực” của sự nổi tiếng, đó chắc chắn là một sự thụt lùi. Với họ, không có “nổi tiếng thật” hay “nổi tiếng giả” - tất cả được quy đổi bằng những chỉ số mạng xã hội và số tiền họ có thể kiếm được từ đó.
Sự dễ dãi của một bộ phấn khán giả không những làm tiêu chuẩn về idol - về người nổi tiếng đi xuống, nó còn tạo ra nhiều hệ lụy khác.
Tốt hay xấu là quan điểm chủ quan nhưng chí ít, chúng ta đang thấy nhiều vấn đề với xã hội nói chung và đặc biệt với người trẻ. Có điều gì đáng bận tâm về sự nổi tiếng kiểu vậy?
Thứ nhất, nó khiến ai cũng tin rằng mình có thể trở thành người nổi tiếng. TikTok hay Facebook không chỉ cho chúng ta trở thành các nhà sáng tạo nội dung số, nó còn cho chúng ta cơ hội trở thành người nổi tiếng ở ngoài đời không có được.
“Danh tiếng” là điều hầu như ai cũng khao khát vì không ai muốn bị lãng quên. Các idol giới trẻ xuất hiện nhiều như nấm sau mưa khiến nhiều người tin rằng nổi tiếng là điều dễ dàng, và nổi tiếng bằng con đường dễ dàng là điều khả thi chứ không cần phải cố gắng, nỗ lực gì cả.
Thứ hai, sự xuất hiện của các idol giới trẻ có thể đẩy chuẩn mực thẩm mỹ, nghệ thuật của đại chúng xuống thấp, đặc biệt là của thế hệ trẻ.
Bỏ qua câu chuyện lạm dụng công nghệ, quên đi những hoạt động có ý nghĩa khác như đọc sách, hoạt động thể thao; thứ công nghệ giải trí các bạn trẻ đang lạm dụng trên mạng xã hội cũng có vấn đề khi đa phần nội dung của các idol giới trẻ đều “nhảm, rác, không có giá trị”.
Một thế hệ trẻ lớn lên từ những clip tầm phào, những trò đùa nhạt nhẽo đôi khi vô duyên và thô lỗ… là một thế hệ trẻ đáng để lo lắng.
Thứ ba, không ai biết các idol giới trẻ có thể chi phối hành vi của các bạn trẻ nhiều như thế nào. Đã có không ít các trào lưu TikTok nguy hiểm được người xem thực hiện, gây nguy hiểm tới tính mạng và đáng buồn khi đa phần là trẻ em, trẻ vị thành niên.
Không ai bắt các idol giới trẻ trở thành một hình mẫu để những người khác noi theo nhưng ít nhất, họ cần phải hiểu “sức mạnh ảo” mà họ đang tạo ra có thể dẫn đến nhiều hệ lụy thật để có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng mạng xã hội.
Các nền tảng mạng xã hội sẽ tiếp tục phổ biến, có thể chỉ chuyển từ mạng xã hội này sang mạng xã hội khác mà thôi. TikTok đang dần vượt lên Facebook, thu hút nhiều người trẻ gen Z và gen Alpha; rồi một ngày sẽ có những mạng xã hội khác vượt qua TikTok, Facebook. Kỷ nguyên mạng xã hội mở ra cũng kéo theo kỷ nguyên của các idol giới trẻ.
Nhưng đó là một cuộc đua không hồi kết. Những nội dung được xếp vào hàng xu hướng nổi lên chỉ sau vài giờ cũng sẽ ngụp lặn chỉ sau vài giờ tới vài ngày và những “idol giới trẻ” kia lại tiếp tục phải nghĩ ra những cái mới để cho khán giả “ăn" - thực chất là tiếp thêm sức cho cuộc chạy đua nổi tiếng của bản thân.
Nếu các idol giới trẻ kém chất không biến mất, nếu các mạng xã hội không kiểm soát nội dung chặt chẽ hơn, nếu sự nổi tiếng vẫn còn là điều mọi người quan tâm, có lẽ điều quan trọng phải thay đổi là chính khả năng tiếp nhận của khán giả.
Idol không sống bằng nội dung, họ sống bằng sự quan tâm của khán giả. Sự tồn tại của các “idol giới trẻ” phản ánh thị hiếu của khán giả trẻ. Sự biến mất hay những thay đổi của “idol giới trẻ” kỳ thực không nằm ở Facebook, TikTok hay bất cứ cơ quan quản lý nào.
Nó nằm ở bạn, chính những khán giả vẫn đang dành nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày trên mạng xã hội.
Theo Trí Thức Trẻ
-
2 giờ trướcTác phẩm nghệ thuật ý niệm mang tên "Comedian" (Diễn viên hài) với một quả chuối được dán băng dính lên tường vừa được bán cho một đại gia Trung Quốc với giá 156 tỷ đồng.
-
13 giờ trướcKhông hổ danh chồng quốc dân mỗi lần xuất hiện đều khiến dân mạng xuýt xoa.
-
15 giờ trướcNgười đàn ông Mỹ trúng giải độc đắc 650 nghìn USD (hơn 16 tỷ đồng) nhờ chọn vé số liên quan đến các ngày kỷ niệm với vợ quá cố, nhân ngày giỗ của bà.
-
16 giờ trướcMột khu phố ở Nepal trở nên náo loạn khi một con tê giác rất to xuất hiện và hùng hục đuổi theo người đang đi xe máy trên đường, khiến người này phải quăng cả xe mà bỏ chạy. Đoạn video tê giác đuổi người đã được xem gần 183 triệu lượt, nhiều cư dân mạng nói họ cũng “thót tim” khi nhìn cảnh này.
-
17 giờ trướcBị nhận xét "xinh đẹp, tài năng nhưng bạc phận", MC Mai Ngọc lên tiếng nói rõ về quan điểm sống hậu ly hôn gây chú ý.
-
18 giờ trướcHồng Thanh và bạn gái mới đang bị bàn tán xôn xao sau khi công bố chuyện tình cảm.
-
19 giờ trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
20 giờ trướcPhía nhãn hàng phản hồi Tun Phạm đọc sai tên thương hiệu trong clip booking quảng cáo sản phẩm nên mong muốn nam TikToker thực hiện lại clip. Thế nhưng, thay vì đáp ứng yêu cầu của nhãn hàng, trợ lý của Tun Phạm lại khiến nhiều người bất ngờ vì thẳng thừng từ chối.
-
20 giờ trướcMột người phụ nữ không khai báo một số món đồ trong hành lý của mình tại sân bay ở Singapore, bao gồm mấy con búp bê Labubu, đã bị Hải quan Singapore phạt mức cao nhất, đến gần 100 triệu đồng.
-
21 giờ trướcKhông ai tin rằng có một ngày Hoàng tử William của Hoàng gia Anh lại xuất hiện trên TikTok. Video có William đã được xem hơn 4 triệu lượt chỉ trong một ngày. Vì lý do gì mà William lại thực hiện video bất ngờ này?
-
22 giờ trướcHình ảnh mới của MisThy nhận được sự chú ý.
-
23 giờ trướcTham gia sự kiện về văn hóa, Lý Tử Thất tạo thiện cảm với trang phục lịch sự. Gương mặt của cô trở lại bình thường sau quãng thời gian dài phải điều trị dị ứng do nhiễm độc từ việc làm tranh sơn mài.
-
1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
-
1 ngày trướcĐây là những khoảnh khắc đang được netizen lan truyền chóng mặt trên MXH.
-
1 ngày trướcĐúng ngày 20/11 và cũng nhân dịp sinh nhật mình, cô giáo nổi tiếng MXH thông báo tin vui đến mọi người.
-
1 ngày trướcTrào lưu xé túi mù chưa kịp hạ nhiệt, giới trẻ lại đua nhau đập hộp mù với những mô hình ngày càng to và đắt tiền hơn, có bạn trẻ tốn 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.
-
1 ngày trướcTên tuổi cô bạn gái mới của Hồng Thanh đang gây xôn xao khắp mạng xã hội.
-
1 ngày trướcTem dán trên ly nước của KATINAT với nội dung không phù hợp đã nhận về nhiều phản ứng tiêu cực của dư luận.
-
1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
Tin tức mới nhất
-
34 phút trước
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
-
2 giờ trước
-
11 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
-
10 ngày trước