"Cái chết" ở đây có nghĩa là mất tiền hoặc bị lãng quên. Đôi khi, một số bộ phim sẽ bị rút bớt số tập hoặc sẽ bị cắt giảm hoàn toàn, ví dụ như bộ phim "Beautiful Mind” đã bị cắt giảm từ 16 tập phim xuống còn 14 tập. Để tránh rơi vào hoàn cảnh này, nhiều bộ phim đã phải chiến đấu với đối thủ cạnh tranh của họ bằng cách sử dụng hàng loạt các mẹo và thủ thuật của mình. Một thủ thuật phổ biến là cho phát sóng bộ phim sớm hơn 10 phút và tăng thêm thời lượng khi không có sự cạnh tranh từ các phim truyền hình khác trong cùng khung giờ. Tuy nhiên vào năm 2014, ba đài truyền hình quốc gia của Hàn Quốc là KBS, SBS, MBC đã đi đến quyết định họ sẽ dừng kỹ thuật này lại và chiếu đúng khung giờ đã được quy định.
Hiện nay phương châm của ngành công nghiệp làm phim là “Ba tập phim”. Nếu một bộ phim không có được rating tốt trong ba tập phim đầu, nó dường như sẽ ngày càng thất bại. Một nguồn tin từ đài truyền hình cap đã chia sẻ rằng : “Hiếm có bộ phim nào có thể tăng rating khi đã đi được một nửa chặng đường”.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông xã hội hoặc SNS có tác động rất lớn đến bộ phim (cả mặt tích cực lẫn tiêu cực) để bộ phim trở nên phổ biến đối với công chúng. Rất nhiều đài truyền hình đã làm điều này trước khi phát sóng một bộ phim. Họ đã tung ra những hình ảnh gifs và các đoạn cut ấn tượng trước khi bộ phim chính thức phát sóng.
Một xu hướng trong cuộc chiến Rating chính là “Phiên bản đặc biệt”. Bộ phim “Scarlet Heart: Goryeo” đã phát sóng phiên bản đặc biệt trước khi lên sóng chính thức tập đầu tiên. Phiên bản đặc biệt này được phát sóng để giải thích một số kiến thức lịch sử đằng sau triều đại Goryeo, nơi bộ phim đang diễn ra và cho khán giả nhìn thấy một cảnh quan trọng. Trong khi đó "Moonlight Drawn By Clouds" (phát sóng cùng một khung giờ với “Scarlet Heart: Goryeo”) chọn lên sóng sớm trước một tuần so với đối thủ cạnh trạnh để chiếm lợi thế.
Với việc phát sóng sớm trước 1 tuần, "Moonlight drawn by clouds" đã chiếm được
ưu thế trong cuộc chiến rating với "Scarlet Heart: Goryeo".
ưu thế trong cuộc chiến rating với "Scarlet Heart: Goryeo".
“Chương trình phát sóng phiên bản đặc biệt và việc thay đổi lịch đã trở nên linh hoạt hơn so với trước đây”, giám đốc sản xuất của một kênh truyền hình quốc gia cho biết. “Nếu bộ phim có khởi đầu không tốt, các nhân viên hậu kì sẽ dành cả đêm để biên tập lại các tập phim và sử dụng tất cả các loại thủ thuật để giải thích những phần khó hiểu trong bộ phim. Chúng tôi cần phải làm tất cả mọi thứ để thu hút sự chú ý của người xem.”
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu tập phim đã qua chỉnh sửa lại có thực sự tốt hơn không? Rating của “Scarlet Heart: Goryeo” đã thực sự giảm mạnh sau khi tập đặc biệt chỉnh sửa được phát sóng và đó là tập phim có lượt người xem thấp nhất cho đến nay của bộ phim truyền hình này.
"Entertainer" là ví dụ điển hình cho việc các mánh khóe cũng không thể giúp ích
nếu nội dung và diễn viên không tốt.
nếu nội dung và diễn viên không tốt.
Một trường hợp tương tự cũng đã xảy ra trong tháng 4 vừa qua với bộ phim truyền hình “Entertainer’, đã phát sóng những cảnh trước đây chưa được phát sóng và đó là những cảnh trong hai tập đầu tiên của bộ phim. Tuy nhiên, sau khi phát sóng, họ đã thất bại trước các đối thủ khác trong cùng khung giờ chiếu.
Bởi vậy, có một phương châm đã được lưu truyền khắp ngành công nghiệp làm phim: “Thay vì thay đổi lịch phát sóng, điều quan trọng hơn là tập trung vào nội dung của bộ phim.” Bất chấp tất cả những mẹo hay những thủ thuật trong ngành công nghiệp phim truyền hình, mục tiêu kết thúc của các bộ phim là để thỏa mãn đối tượng khán giả mình cần hướng đến.
Trúc An
Theo Vietnamnet