Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thất Tịch tưởng quen mà hóa ra vẫn lạ

Mặc dù biết ngày Thất Tịch nên ăn đậu đỏ để tìm được tình yêu tuyệt vời, nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc và ý nghĩa đặc biệt ấy.

Thất Tịch là ngày gì?

Theo văn hóa phương Đông, đây được xem như là ngày lễ tình yêu, người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á và được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngày lễ này được dựa trên câu chuyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.

Lễ Thất Tịch năm nay sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy 14/8/2021. Những năm gần đây, ngày lễ này được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thất Tịch tưởng quen mà hóa ra vẫn lạ-1

Nguồn gốc lễ Thất Tịch

Nguồn gốc ngày Thất tịch bắt nguồn từ sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu nghèo nhưng rất chăm chỉ và thiện lương nên dành được tình cảm của Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Ngưu Lang và Chức Nữ đã kết duyên vợ chồng. Cả hai đã có những năm tháng hạnh phúc bên nhau dưới trần gian và có được 2 người con, một trai một gái.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thất Tịch tưởng quen mà hóa ra vẫn lạ-2

Một ngày kia, Chức Nữ buộc phải quay về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế để lại Ngưu Lang và 2 con ở dưới trần gian. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng tới sông Ngân Hà, ranh giới phân chia giữa hai cõi phàm tục thì không thể đi tiếp.

Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về. Chính vì vậy, từ đó xuất hiện thêm một vì sao bên cạnh sông Ngân Hà, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thất Tịch tưởng quen mà hóa ra vẫn lạ-3

Ý nghĩa của lễ Thất Tịch

Trung Quốc

Trung Quốc là nơi mà lễ Thất Tịch và chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ được bắt nguồn cho nên đây là một ngày lễ rất quan trọng của người dân Trung Hoa. Ở nơi được xem là cái nôi của ngày Thất Tịch, mọi hoạt động xoay quanh ngày lễ này đều diễn ra hết sức sôi động.

Ngày lễ này thường có những hoạt động diễn ra rất sôi nổi và các cô gái trẻ sẽ thường trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo và để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thất Tịch tưởng quen mà hóa ra vẫn lạ-4
Các cô gái trẻ thể hiện tài năng nghệ thuật

Ngoài ra, bánh xảo quả là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Thất Tịch của Trung Quốc, loại bánh này được làm từ các nguyên liệu như: bột mỳ, đường, mật ong và mè đen và được nặn theo nhiều hình dáng khác nhau.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thất Tịch tưởng quen mà hóa ra vẫn lạ-5
Bánh xảo được ăn vào ngày này ở Trung Quốc

Việt Nam

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.

Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".

Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn.

Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Thất Tịch tưởng quen mà hóa ra vẫn lạ-6

Nami (Tổng hợp)
Theo VietNamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/le-that-tich-la-gi-nguon-goc-va-y-nghia-tuong-quen-ma-hoa-ra-la-n-273104.html

lễ thất tịch

Tin tức mới nhất