Lọ máu thần nghìn năm và bí ẩn chưa có lời giải

(2Sao) - Lọ máu đông của giám mục Januarius được xem là lọ máu thần, một trong những di tích của đạo Thiên chúa chứa đựng nhiều bí ẩn mà đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được lời giải.

Januarius là ai?

Januarius (270 - 305 sau Công nguyên) vốn là một giám mục của giáo phận Benevento ở Ý. Ông nổi tiếng là một người cương nghị, và mộ đạo, rất tôn thờ Chúa. Chính bởi vậy, Januarius bị nhiều người không thuộc giáo hội Kito ghen ghét và tìm cách hãm hại.

Tượng thánh Januarius (Ảnh: Wikipedia)

Năm 305, ông sa bẫy kẻ thù và phải chịu án tử hình. Hoàng đế La mã Dioclentianus ra lệnh hành hình và chặt đầu ông tại Roma, Ý. Cái chết của ông khiến nhiều người bàng hoàng và đau xót bởi với dân chúng Ý thời bấy giờ, đặc biệt là những người theo đạo Thiên chúa, Januarius là một mục sư thánh thiện với tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương và giúp đỡ người nghèo. Sau khi ông tử vì đạo, người dân phong ông là "Thánh bổn mạng của Naples".

Eusebia, một người phụ nữ Naples đã lưu giữ những giọt máu của ông trong lọ thủy tinh nhỏ. Và chuyện kỳ lạ đã xảy ra khiến các tín đồ Thiên chúa giáo có thêm niềm tin vào Chúa trong khi giới khoa học phải bó tay. Cho đến ngày nay, bí ẩn về lọ máu của Januarius vẫn còn để ngỏ.

Lọ máu thần của Thánh Januarius: từ đông hóa lỏng với chu kỳ 3 lần/ năm

Tín đồ Kito tin rằng "Chúa đã làm cho máu Thánh Januarius luôn tươi tốt và có đủ mọi đặc tính như khi Ngài còn sống." Đó là lý do vì sao dân thành Naples đã chọn ông làm thánh nhân bổn mạng của thành họ. Hiện lọ máu vẫn được cất giữ trong nhà thờ chính tòa Naples.

Máu của Januarius từ đông hóa lỏng 3 lần/ năm

Cứ 3 lần 1 năm vào các tháng 5,9 và 12, máu của ông được lưu lại trong lọ từ máu đông và sậm hóa loãng và tươi như máu của người sống. Khoa học và y học đã vào cuộc và không thể tìm ra lời giải rõ ràng cho hiện tượng lạ đó.

Hiện tượng này được phát hiện lần đầu năm 1389 và vẫn xảy ra hàng năm. Duy chỉ có 2 năm máu thánh không biến đổi thì nhiều người cho rằng đó là điềm dữ: Năm 1527, 10.000 người tử vong vì dịch bệnh và 1980, 3.000 người thiệt mạng trong một trận động đất ở miền nam nước Ý.

Vào các tháng 5,9,12 hàng năm, nghi lễ truy tôn Thánh Januarius lại được thực hiện trước đông đảo dân chúng để ai cũng có thể nhìn thấy "phép màu": máu khô hóa lỏng và duy trì trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày trước khi đông lại.

Tín đồ Kito cho rằng thời điểm máu thánh hóa loãng gắn với thời điểm quan trọng trong cuộc đời của giám mục Januarius: tháng 9 là khi ông qua đời, tháng 12 là khi ông được phong Đức giám mục và tháng 5 là kỷ niệm công lao to lớn của ông.

Khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải

Bên cạnh hiện tượng từ đông hóa lỏng, lọ máu thánh Januarius còn xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ lạ khiến khoa học đau đầu: máu sôi, sủi bọt, chuyển màu từ đỏ thẫm sang đỏ hồng, khối lượng tăng khi cân.

Năm 1902, khoa học chính thức vào cuộc nghiên cứu những điều kỳ lạ xảy ra với lọ máu thánh. Họ dùng máy đo quang phổ để xác thực liệu khối chất lỏng trong lọ có phải là máu thực hay không. Năm 1989, một cuộc nghiên cứu khác lại diễn ra. Cả hai lần đều xác nhận tính chân thực của khối chất lỏng ấy: Đó là máu người.

Thế nhưng, không ai có thể lý giải được hiện tượng kỳ lạ của máu thánh vẫn xảy ra trong suốt hàng ngàn năm. Bà Margheritta Hack, giáo sư vật lý thiên thể tại đại học Trieste, Ý cho rằng hiện tượng máu đông hóa lỏng là do tính xúc biến khi có tác động cơ học. Tuy nhiên, lý giải này vẫn chưa đủ rõ ràng và logic để thuyết phục được cả cộng đồng khoa học và y học cũng như mọi người nói chung. Mặc dù đến giờ, đó vẫn là lời giải thích duy nhất cho hiện tượng lạ của lọ máu thánh.

Nhưng với các tín đồ Kito giáo, bất cứ lời giải thích nào cũng không thể làm lay chuyển được niềm tin mạnh mẽ của họ vào Chúa.

Lọ máu Januarius được coi là một thánh tích quan trọng của Kito giáo.

>>>
Bí ẩn chiếc khăn liệm chúa Giê-su
Boho
Theo Vietnamnet

Tin tức mới nhất