"Lưỡng đầu hôn" hay còn gọi là "hôn nhân hai đầu" là một hình thức hôn nhân mới được phổ biến ở Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải trong thời gian gần đây. Mới nghe cái tên đã rất nhiều người thắc mắc và tò mò về hình thức hôn nhân này. Quả thực, nó bất ngờ và có chút kì quái như chính cái tên "lưỡng đầu hôn" vậy.

Thật không ngoa khi nói "hôn nhân hai đầu" là 1 kiểu hôn nhân "hòa vốn". Cụ thể, sau khi kết hôn, các cặp vợ chồng trẻ vẫn duy trì mức độ gắn bó nhất định với gia đình họ. Cô dâu ở nhà cô dâu, chú rể ở nhà chú rể. 

Theo quy định bất thành văn, khi tham gia vào "lưỡng đầu hôn" các cặp vợ chồng sẽ sinh 2 đứa con. Đứa thứ nhất lấy họ cha và chủ yếu do người đàn ông nuôi, đứa thứ hai lấy họ mẹ và chủ yếu do người phụ nữ nuôi. Trong gia đình “hôn nhân hai đầu” không có khái niệm ông bà nội, ông bà ngoại mà gọi chung là ông bà.

Lưỡng đầu hôn - Hình thức hôn nhân mới toanh ở Trung Quốc, nghe thì kì quái nhưng phụ nữ lại ủng hộ rào rào-1
"Lưỡng đầu hôn" hay còn gọi là "hôn nhân hai đầu" là một hình thức hôn nhân mới được phổ biến ở Giang Tô, Chiết Giang và Thượng Hải trong thời gian gần đây

Cả nam và nữ đều cần được bình đẳng về địa vị?

Sự trỗi dậy của mô hình "Hôn nhân hai đầu" đã tác động đến tư duy của một số người tin rằng hôn nhân đã trở thành một giao dịch hợp đồng với các điều khoản rõ ràng, công bằng, bình đẳng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng mô hình “hôn nhân hai đầu” không phù hợp với tiêu chuẩn truyền thống, áp đặt cho cả hai gia đình, phân định ranh giới giữa hôn nhân và vật chất.

Thêm vào đó, những cặp đôi mới cưới thường không có sự ổn định về tài chính. Và được cha mẹ hai bên hỗ trợ sẽ tránh cảnh "túp lều tranh 2 trái tim vàng", để cả hai vợ chồng hạn chế những xung đột lớn khi phải chạm mặt nhau nhiều.

Mô hình "Hôn nhân hai đầu" loại bỏ khái niệm "độc thân và kết hôn" đã được định hình từ xa xưa. Rõ ràng cả đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng, ai cũng có cơ hội được gần gũi, báo hiếu bố mẹ mình. Hình thức này cũng thúc đẩy việc vợ chồng phải có 2 con khi kết hôn.

Bình đẳng về quyền lực và trách nhiệm là cốt lõi của "hôn nhân hai đầu"

Qua nhiều thế kỷ, các hình thức hôn nhân truyền thống được thay đổi nhiều nhưng các quy tắc mới vẫn chưa được thiết lập. Môi trường xã hội đặc biệt hiện nay ở Trung Quốc đã khai sinh ra mô hình “hôn nhân hai đầu” để khẳng định sự tự do cá nhân và hạn chế việc ly hôn do những mâu thuẫn gia đình, mẹ chồng - nàng dâu.

Thực chất "Hôn nhân hai đầu" vẫn là quy ước của hai bên, quyền và nghĩa vụ của hai bên phải tuân theo luật hôn nhân hiện hành. Điển hình là cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, không thể nói con mang họ bên nào, bên kia được miễn nghĩa vụ liên quan.

So với quan niệm truyền thống, người phụ nữ dường như có nhiều lợi thế hơn nhưng trách nhiệm mà cô ấy phải gánh chịu cũng tăng lên. Là con một, điều kiện gia đình phù hợp, bạn cũng cần phải một mình gánh nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ, tránh phụ thuộc vào người đàn ông. Người mẹ cũng cần nỗ lực duy trì giao tiếp tình cảm giữa hai đứa trẻ mang họ khác nhau.

Lưỡng đầu hôn - Hình thức hôn nhân mới toanh ở Trung Quốc, nghe thì kì quái nhưng phụ nữ lại ủng hộ rào rào-2
Ảnh minh họa

Hai đầu cũng mang nghĩa ám chỉ sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm của cả hai vợ chồng là ngang nhau.

"Hôn nhân hai đầu" đòi hỏi cả vợ và chồng đều phải nỗ lực

Các cặp đôi kết hôn theo hình thức này đều phải tuân thủ hai nguyên tắc. 

Đầu tiên là "làm rõ những vấn đề phức tạp" chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến kiểm soát tài sản và nuôi dạy, giáo dục con cái và bàn bạc để đi đến sự đồng thuận. 

Thứ hai, thỏa thuận khi có công việc cần chung tay giải quyết, không dây dưa, trốn tránh trách nhiệm.

Mô hình "hôn nhân hai đầu" đảm bảo quyền chủ động tuyệt đối của cả hai trong quan hệ hôn nhân.

Ngay sau khi thông tin về hình thức hôn nhân có 1-0-2 này, nó đã gây ra cuộc tranh cãi, rất nhiều luồng ý kiến được đưa ra.

Luật sư Dương Tuệ Lệ (Công ty luật Nặc Lực Á ở Chiết Giang) giải thích rằng nhiều trường hợp chọn hình thức hôn nhân trên là do cuộc sống hiện đại hối hả. Các cặp đôi trẻ quá bận rộn và không có thời gian chăm sóc con cái, nên họ dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Ngoài ra, nguyên nhân là năng lực yếu kém của các cặp đôi trẻ khi ra ở riêng.

Tuy nhiên, người ta cho rằng hình thức hôn nhân này có cả mặt tích cực và tiêu cực. Chẳng hạn về mặt lợi, chú rể không cần trao quà cưới tốn kém cho nhà vợ và cô dâu không phải trả của hồi môn, làm giảm gánh nặng cho cả hai bên và điều này khuyến khích thêm nhiều cặp đôi có 2 con.

Thiết nghĩ, chìa khóa của một cuộc hôn nhân hạnh phúc nằm ở sự quản lý thấu đáo của cả hai vợ chồng chứ không phải là hình thức hôn nhân. 

Theo Pháp luật và Bạn đọc