Really Bad Boy của Red Velvet rơi xuống vị trí 37 trên Melon, 79 trên Mnet… chỉ sau 5 ngày phát hành. Nhóm nhạc từng đem về perfect all-kill đầu tiên cho SM đã hoàn toàn thất thế trước Mino, Jennie, Wanna One và Nu’est W. Thậm chí, nếu so với nhóm nhạc trở lại cách đây 1 tháng là Twice thì Red Velvet cũng không phải đối thủ.

Yes Or Yes vẫn hiên ngang ở hạng 4 Melon - một thứ hạng quá xa tầm với của Red Velvet ở hiện tại. Lúc này, SM có lẽ đã phải thừa nhận họ không còn nắm giữ ngôi vị nhóm nhạc hàng đầu Kpop như SNSD đã từng. Trong khi nhóm nữ của JYP ngày càng củng cố địa vị, thì Red Velvet có thành tích thất thường, cộng thêm nhiều tai tiếng.

Thành tích thất thường

Red Velvet đã phát hành nhiều sản phẩm âm nhạc với đủ màu sắc khác nhau, từ từ những ca khúc vui tươi, sôi động, giai điệu lạ tai như Happines, Rookie, Ice Cream Cake… đến hình tượng trưởng thành, quyến rũ trong Bad Boy, Be Natural… Nhưng phải đến Power Up mang đậm không khí mùa hè ra mắt vào tháng 8 vừa qua, Red Velvet mới có all-kill (hạng 1 trên 7 bảng xếp hạng thời gian thực), sau đó là perfect all-kill (PAK - đứng đầu BXH thực, hàng ngày và hàng tuần) đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc.

Trong khi đó, all-kill với BlackPink hay Twice là chuyện quá đỗi dễ dàng mà họ đạt được trong hầu hết lần quảng bá. Ngay cả với PAK, nhóm nhạc nhà YG cũng thiết lập ngày màn ra mắt với ca khúc Whistle. Trong khi đó, Twice là nhóm nhạc duy nhất 3 năm liên tiếp có 3 ca khúc đạt PAK.

Lý do khiến Red Velvet chưa thể trở thành nữ hoàng Kpop như Twice-1
Thành tích nhạc số của Red Velvet còn thua kém hai đối thủ đến từ JYP và YG.

Sau bước bứt phá cùng Power Up, những tưởng Red Velvet sẽ duy trì phong độ ổn định trên các bảng xếp hạng. Thế nhưng, sự “tuột dốc không phanh” của Really Bad Boy lại cho thấy công chúng đã kỳ vọng quá nhiều vào nhóm nhạc này, để rồi tự rước lấy thất vọng.

Vấn đề của Really Bad Boy là ca khúc quá hỗn độn, khó nghe. Chưa kể đến thời điểm phát hành thì đây cũng không phải một ca khúc dễ chinh phục khán giả. Bài hát càng không đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm được khen ngợi là độc đáo, bắt tai đến từ hai đồng nghiệp của YG.

Sự lặp lại của một cụm từ là điểm mấu chốt trong hầu hết ca khúc của Red Velvet. Đó là điểm thú vị và cũng hấp dẫn nếu nói đến âm nhạc của nhóm nữ này. Tuy nhiên, với Really Bad Boy, cụm từ “oh my god, he’s a really bad boy” bị lạm dụng quá mức. Nó xuất hiện trong suốt bài hát, thậm chí nằm ngoài cả phần điệp khúc.

Cụm từ "bad boy" xuất hơn tới hơn 30 lần khiến khán giả cảm thấy khó chịu hơn là thú vị. Chưa kể, tiếng thét càng làm Really Bad Boy trở thành một “nồi lẩu thập cẩm”. Nhiều khán giả dù yêu thích Red Velvet cũng buộc phải buông bỏ tai nghe chỉ sau một nửa bởi họ cảm thấy không thể cố “nhồi nhét” một ca khúc khó nghe, không có sự liên kết như Really Bad Boy.

Liên tiếp vướng lùm xùm

Một số khán giả từng nhận xét Red Velvet là nhóm nhạc kém cỏi nhất của SM. Giải thích cho nhận định của mình, họ phân tích khả năng thanh nhạc của Red Velvet còn nhiều hạn chế. Ngoài Wendy, các thành viên của nhóm chưa làm hài lòng khán giả về giọng hát. Riêng Irene và Yeri dù thường xuyên đảm nhận vai trò rapper nhưng khả năng rap của hai cô gái bị chê không khác gì đang đọc nhanh.

Lý do khiến Red Velvet chưa thể trở thành nữ hoàng Kpop như Twice-2
Các tiết mục biểu diễn của Red Velvet thường không tạo được sự hứng thú cho người xem.

Vấn đề đáng lo ngại của Red Velvet nằm ở 3 thành viên Irene, Yeri và Joy. Họ có thể là thành viên có lượng fan đông đảo nhất nhưng cũng nhiều lần khiến cái tên Red Velvet được nhắc đến trên mạng xã hội với những tin tức tiêu cực.

Không ít lần, thái độ biểu diễn hời hợt, thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng vũ đạo kém cỏi của nhóm gây tranh cãi. Khi quảng bá ca khúc Power Up, Irene và Joy thậm chí quên luôn vũ đạo khiến dư luận một lần nữa phàn nàn về cô. Dù âm nhạc của Red Velvet luôn vui tươi, sôi động nhưng cách thể hiện của nhóm không cho khán giả thấy được nhiệt huyết, hấp dẫn.

Đó là lý do mà dư luận khi nhận xét về Red Velvet thường cho rằng họ là một nhóm nhạc kém cỏi của SM. Red Velvet khác các nhóm nhạc của công ty này: kỹ năng yếu hơn và thái độ biểu diễn cũng tệ hơn.

Chưa hết, tương lai của Red Velvet cũng bấp bênh hơn hai đối thủ cùng thời: Twice và BlackPink bởi visual của nhóm là Irene đã quá lớn tuổi. Được đặt vào lứa “mỹ nhân Kpop thế hệ mới” nhưng thực tế Irene hơn tuổi cả những biểu tượng nhan sắc của Kpop thế hệ trước như Suzy, Naeun hay Seolhyun...

Lý do khiến Red Velvet chưa thể trở thành nữ hoàng Kpop như Twice-3
Là thành viên nổi tiếng nhất Red Velvet nhưng Irene đã lớn tuổi so với độ tuổi giới thần tượng.

Nếu so với lứa thần tượng mới thì tuổi tác lại càng là vấn đề đáng lo ngại với Irene. Chị cả của Twice là Nayeon hiện mới 24 tuổi (theo tuổi Hàn), trong khi thành viên nổi tiếng nhất là Tzuyu mới 20 tuổi. Jennie – thành viên được YG o bế trong nhóm nhạc BlackPink vừa bước qua ngưỡng tuổi 24.

Trong khi ấy, ở tuổi 28, nhiều khi biểu diễn trên sân khấu, nữ ca sĩ nhóm Red Velvet bị so sánh với “bà thím”. Chưa bàn đến sức đào thải khốc liệt của ngành công nghiệp âm nhạc thì tuổi tác cũng là hạn chế của Irene khi cô biểu diễn phong cách trẻ trung, dễ thương cùng các thành viên trong nhóm.

Chính fan của Red Velvet từng kêu gọi SM ngừng quảng bá quá mức cho Irene, bởi cô đã gần hết tuổi để làm thần tượng và cũng thường xuyên vướng tranh cãi về thái độ.

Khoảnh khắc nữ ca sĩ nhìn Wendy - thành viên cùng nhóm - với ánh mắt thiếu thiện cảm từng khiến cô mất thiện cảm. Đủ xinh đẹp để trở nên nổi tiếng nhưng liên tục để lộ biểu cảm lạnh lùng, khó chịu, Irene cũng có lượng anti-fan không hề nhỏ.

Rõ ràng, Red Velvet đang đứng trước rất nhiều thách thức. Cơ hội để họ trở thành nhóm nhạc hàng đầu như vị trí khi xưa của đàn chị SNSD là vô cùng mong manh. Nội bộ nhóm vốn đã có nhiều lỗ hổng trong khi BlackPink, Twice lại được khen ngợi là toàn diện hơn cả.

Theo Zing