Nhiều người thường có thói quen chụp ảnh con, cháu bất kể giờ giấc nào. Tuy nhiên, theo những người duy tâm thì chụp ảnh trẻ em vào ban đêm là điều không nên. Bởi vào buổi tối, đêm muộn có rất nhiều "hồn bay phách lạc". Khi chụp ảnh, những linh hồn này có thể lọt vào khung hình, mang đến xui xẻo cho trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh những điều này là không có thật. Thế nhưng, khoa học hiện đại cho rằng, chụp ảnh ban đêm cũng không hề tốt cho trẻ.
Vì trong không gian tối, thiếu ánh sáng, đèn flash từ máy ảnh sẽ gây tổn hại tới mắt của con gây ra mỏi mắt và các tật khúc xạ khác, phổ biến là cận thị và các bệnh lý khác về mắt.
Nhiều hiện tượng khó lý giải khi chụp ảnh vào ban đêm.
Ngoài ra, vào buổi tối, khi trẻ em đang ngủ thì chúng ta cũng không nên chụp ảnh.
Trên thực tế, việc chụp ảnh trẻ em khi đang ngủ cũng có hại do ánh đèn flash hay âm thanh chụp ảnh từ điện thoại có thể khiến trẻ giật mình, tỉnh giấc và khó ngủ trở lại. Nếu tiếp diễn liên tục có thể khiến con bị rối loạn giấc ngủ.
Mặt khác, việc để các thiết bị thu phát sóng gần trẻ nhỏ cũng không hề có lợi nên bố mẹ cần hạn chế.
Còn đối với người lớn, việc chụp ảnh cho nhau hoặc “tự sướng” (selfie) vào ban đêm cũng gây ra nhiều phiền toái. Bởi, tấm ảnh chụp ban đêm thường tối, có các hạt nhiễu khiến ảnh không đẹp, không sắc nét.
Hiện nay, nhiều chiếc điện thoại thông minh đã áp dụng công nghệ, hạ tốc độ chụp để chất lượng ảnh ban đêm tốt hơn. Tuy nhiên, điều này lại khiến chủ thể trong bức ảnh bị mờ, nhòe.
Theo VTC