Sau mỗi cuộc chia tay, thường các cặp đôi sẽ có hai xu hướng lựa chọn: một là coi nhau như kẻ thù và không mong ngày gặp lại, hai là cố gắng trở thành bạn của nhau, thậm chí không thể yêu nhau nhưng có thể trở thành bạn tốt cùng chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống. Không thể phủ nhận rằng vì nhiều lí do một số cặp đôi chia tay dù không mong muốn và vẫn có thể làm bạn, tuy nhiên bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn những nguyên do tại sao việc thân thiết với người cũ lại không phải là một ý kiến hay ho như vậy.
- Một khi đã tan vỡ, làm bạn với người yêu cũ/ ông xã/ bà xã cũ chỉ gây khó khăn hơn cho cả hai bên trong việc vượt qua sự ám ảnh của mối quan hệ này, nhất là khi hai người vẫn thường xuyên liên lạc cũng như gặp mặt.
- Nếu tiếp tục qua lại, cảm giác bị thuyết phục về việc có thể khôi phục lại mối quan hệ như cũ rất dễ xảy đến với bạn, vấn đề chỉ là thời gian sớm hay muộn; cho dù thực tế trước đó đã chứng minh việc hai người ở bên nhau là hoàn toàn sai lầm dẫn đến tan vỡ.
Con người chúng ta thường có xu hướng tự huyễn hoặc bản thân, đôi khi ta tự làm hài lòng mình bằng suy nghĩ đối phương đã thay đổi tốt lên và hoàn toàn có thể tha thứ được. Bản chất chính của vấn đề nằm ở việc tâm trí ta chưa thể chấp nhận được nỗi đau của sự chia tay chứ không hề nằm ở sự cải thiện của mối quan hệ.
- Làm bạn tốt, nghĩa là bạn vẫn phải quan tâm, phải nhớ đến. Lâu dần, bạn sẽ cảm giác như mình bị mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại khi không thể quên hoàn toàn người cũ cũng như dành chỗ cho người mới trong trái tim mình.
Làm bạn tốt, nghĩa là bạn vẫn phải quan tâm, phải nhớ đến. Lâu dần, bạn sẽ cảm giác như mình bị mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại khi không thể quên hoàn toàn người cũ cũng như dành chỗ cho người mới trong trái tim mình. (Ảnh minh họa)
- Đôi khi có thể bạn sẽ biết được anh ấy/ cô ấy đang nói chuyện với một người khác giới và đang xem xét hẹn hò, tìm hiểu họ. Rất có thể khi ấy, sự bực tức và ghen tuông của bạn lại trỗi dậy cho dù không còn là một nửa của nhau. Điều này khiến chúng ta trở nên vô lý trong mắt người khác.
- Khi anh ta hẹn hò người mới, bạn có thể sẽ không ngừng tìm hiểu, so sánh chính bản thân mình với những cô nàng kế cận. Mình có gì không bằng cô ta chứ, cô ta kém mình ở điểm này… nhưng những điều đó đâu có thay đổi được gì cho bạn, phải không? Chỉ khiến mình ích kỉ thêm thôi.
- Thà rằng không muốn nhìn mặt nhau, cho nhau vào danh sách đối tượng thù hằn để không thèm quan tâm còn hơn việc luôn tò mò và để ý đời sống riêng của hắn ta với tư cách “một người bạn”. Bạn sẽ phải đối diện với việc thỉnh thoảng vào đọc Facebook của họ một lần chỉ vì “tò mò chút thôi chứ đâu có ý gì” hay thăm dò thông tin về đối phương qua một vài người bạn. Cách tốt nhất là chấm dứt mọi liên lạc cho nhẹ nhàng tâm trí.
- Nếu anh ta xúc phạm đến nhân phẩm cũng như thể chất của bạn, việc bạn đưa anh ta vào danh sách “chia tay vẫn có thể làm bạn” hay kẻ thù cũng sẽ không khiến anh ta thay đổi hành vi và tử tế với bạn hơn trước được đâu.
- Việc làm bạn với người yêu cũ có thể khiến đối tác mới của bạn cảm thấy không thoải mái và bất an về mối quan hệ.
- Đôi khi việc giữ mối quan hệ bạn bè, những lần gặp gỡ sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn và quay cuồng để xác định có hay không việc hai người vẫn còn tình cảm với nhau sau bao tổn thương trong quá khứ. Và chẳng sự dày vò nào đau khổ bằng việc phải tự đấu tranh với chính bản thân mình.
- Làm bạn với tình cũ, kéo theo vô vàn hệ lụy, người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ hai người còn dính dáng với nhau, những đối tác tiềm năng cũng sẽ e ngại không có cơ hội tiếp cận bạn nữa, trong khi bạn cũng đâu có thể bình thường hóa mối quan hệ cũ để lại được yêu thương theo đúng nghĩa đâu.
Bạn đã thử tưởng tượng ra rồi đấy, vậy nên nếu ở hoàn cảnh này, hãy đưa ra một quyết định khôn ngoan.
- Một khi đã tan vỡ, làm bạn với người yêu cũ/ ông xã/ bà xã cũ chỉ gây khó khăn hơn cho cả hai bên trong việc vượt qua sự ám ảnh của mối quan hệ này, nhất là khi hai người vẫn thường xuyên liên lạc cũng như gặp mặt.
- Nếu tiếp tục qua lại, cảm giác bị thuyết phục về việc có thể khôi phục lại mối quan hệ như cũ rất dễ xảy đến với bạn, vấn đề chỉ là thời gian sớm hay muộn; cho dù thực tế trước đó đã chứng minh việc hai người ở bên nhau là hoàn toàn sai lầm dẫn đến tan vỡ.
Con người chúng ta thường có xu hướng tự huyễn hoặc bản thân, đôi khi ta tự làm hài lòng mình bằng suy nghĩ đối phương đã thay đổi tốt lên và hoàn toàn có thể tha thứ được. Bản chất chính của vấn đề nằm ở việc tâm trí ta chưa thể chấp nhận được nỗi đau của sự chia tay chứ không hề nằm ở sự cải thiện của mối quan hệ.
- Làm bạn tốt, nghĩa là bạn vẫn phải quan tâm, phải nhớ đến. Lâu dần, bạn sẽ cảm giác như mình bị mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại khi không thể quên hoàn toàn người cũ cũng như dành chỗ cho người mới trong trái tim mình.
Làm bạn tốt, nghĩa là bạn vẫn phải quan tâm, phải nhớ đến. Lâu dần, bạn sẽ cảm giác như mình bị mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại khi không thể quên hoàn toàn người cũ cũng như dành chỗ cho người mới trong trái tim mình. (Ảnh minh họa)
- Đôi khi có thể bạn sẽ biết được anh ấy/ cô ấy đang nói chuyện với một người khác giới và đang xem xét hẹn hò, tìm hiểu họ. Rất có thể khi ấy, sự bực tức và ghen tuông của bạn lại trỗi dậy cho dù không còn là một nửa của nhau. Điều này khiến chúng ta trở nên vô lý trong mắt người khác.
- Khi anh ta hẹn hò người mới, bạn có thể sẽ không ngừng tìm hiểu, so sánh chính bản thân mình với những cô nàng kế cận. Mình có gì không bằng cô ta chứ, cô ta kém mình ở điểm này… nhưng những điều đó đâu có thay đổi được gì cho bạn, phải không? Chỉ khiến mình ích kỉ thêm thôi.
- Thà rằng không muốn nhìn mặt nhau, cho nhau vào danh sách đối tượng thù hằn để không thèm quan tâm còn hơn việc luôn tò mò và để ý đời sống riêng của hắn ta với tư cách “một người bạn”. Bạn sẽ phải đối diện với việc thỉnh thoảng vào đọc Facebook của họ một lần chỉ vì “tò mò chút thôi chứ đâu có ý gì” hay thăm dò thông tin về đối phương qua một vài người bạn. Cách tốt nhất là chấm dứt mọi liên lạc cho nhẹ nhàng tâm trí.
- Nếu anh ta xúc phạm đến nhân phẩm cũng như thể chất của bạn, việc bạn đưa anh ta vào danh sách “chia tay vẫn có thể làm bạn” hay kẻ thù cũng sẽ không khiến anh ta thay đổi hành vi và tử tế với bạn hơn trước được đâu.
- Việc làm bạn với người yêu cũ có thể khiến đối tác mới của bạn cảm thấy không thoải mái và bất an về mối quan hệ.
- Đôi khi việc giữ mối quan hệ bạn bè, những lần gặp gỡ sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn và quay cuồng để xác định có hay không việc hai người vẫn còn tình cảm với nhau sau bao tổn thương trong quá khứ. Và chẳng sự dày vò nào đau khổ bằng việc phải tự đấu tranh với chính bản thân mình.
- Làm bạn với tình cũ, kéo theo vô vàn hệ lụy, người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ hai người còn dính dáng với nhau, những đối tác tiềm năng cũng sẽ e ngại không có cơ hội tiếp cận bạn nữa, trong khi bạn cũng đâu có thể bình thường hóa mối quan hệ cũ để lại được yêu thương theo đúng nghĩa đâu.
Bạn đã thử tưởng tượng ra rồi đấy, vậy nên nếu ở hoàn cảnh này, hãy đưa ra một quyết định khôn ngoan.
Theo Khám phá