Thực phẩm bẩn, nhiễm độc tràn lan thị trường
Mỡ lợn cũng không rõ nguồn gốc. Ảnh minh họa
Chuối được tiêm thuốc nhanh chín. Ảnh minh họa
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam khẳng định, 80% nguyên nhân gây ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, thức ăn, ô nhiễm thực phẩm là tác nhân gây nên 40% ca ung thư, thuốc lá gây nên 30% ca bệnh…
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn nửa tỷ ca bệnh do ăn thực phẩm bẩn, đây là mối đe dọa toàn cầu đối với loài người. Thực phẩm không đảm bảo an toàn có thể gây ra hơn 200 bệnh khác nhau từ bệnh tiêu chảy đến bệnh ung thư.
Tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư diễn ra trong hai ngày 16 - 17.10 ở Hà Nội, số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 12,7 triệu người mắc mới và trên 7,6 triệu người chết vì bệnh ung thư. Riêng ở VN mỗi năm có 150.000 người mắc mới và trên 75.000 người chết. Nghĩa là cứ một ngày trôi qua thì chúng ta mất đi hơn 208 người, mỗi giờ trôi qua chúng ta mất gần 9 người vì căn bệnh ác tính này.
Trước đây, một số bệnh ung thư ít gặp ở người trẻ như ung thư vú thì nay đã gặp nhiều hơn. Khái niệm trẻ hóa với loại ung thư ở người lớn là các trường hợp mắc trước 35 tuổi, nếu mắc ung thư trước 30 được coi là rất trẻ và ngày nay trẻ hóa ung thư đang là vấn đề quan trọng.
Việc thay đổi hành vi tiêu dùng, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để đẩy lùi bệnh tật là điều mà bất cứ ai cũng nên làm để bảo vệ mình, bảo vệ những người thân trong gia đình cũng như xã hội.
Hiện nay, tại các chợ dân sinh hay các quán ăn luôn nhập nhoạng những loại thực phẩm có chất lượng và thực phẩm bẩn, chất lượng kém. Không ít các vụ thực phẩm thối, hư hỏng đã bị cơ quan chức năng bắt được trong thời gian qua.
Tháng 4/2015, cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh phát hiện, bắt quả tang một cơ sở chế biến, kinh doanh bì lợn ở quận 8, với hàng trăm cân bì lợn bị ngâm hóa chất. Điều khủng khiếp nhất là trước khi bị phát giác, thì mỗi ngày, cơ sở sản xuất bì lợn bẩn này tiêu thụ hàng trăm kg cho các địa điểm kinh doanh ăn uống trên khắp thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh miền Tây.
Nhiều cơ sở cung cấp bì lợn không đảm bảo chất lượng. Ảnh minh họa
Hay vụ hơn 1 tạ tim lợn đông lạnh đã mốc xanh trong tháng 10/2015 do Đội 4 - Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường phát hiện cũng khiến người dân không khỏi lo lắng. CATP Hà Nội đã chủ động phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội bất ngờ kiểm tra các hộ kinh doanh thực phẩm đông lạnh nhập lậu tại chợ Phùng Khoang, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 1 tạ tim lợn đang trong giai đoạn cấp đông, màu đen và mốc xanh được bày bán cho người tiêu dùng.
Trước đó, không lâu dư luận bàng hoàng khi các cơ quan chức năng kiểm tra đột xuất chiếc xe khách mang biển số 77B- 00564 do tài xế Lê Xuân Dũng điều khiển đang trên đường di chuyển vào khu chế xuất Linh Trung và phát hiện lượng lớn thịt lợn sữa đang bốc mùi hôi thối.
Mỡ lợn cũng không rõ nguồn gốc. Ảnh minh họa
Được biết, số thịt lợn sữa thối sẽ được các cơ sở sản xuất chế biến và quay giòn lên bán cho các nhà hàng đặc sản, nhà hàng tiệc cưới, quán nhậu. Còn mỡ lợn thối thì được cắt thành từng tảng và rán lên rồi bán cho các quán bún, quán nhậu.
Ngoài những vụ việc được phát hiện còn có rất nhiều thực phẩm bẩn, thực phẩm chứa hóa chất như gà nhuộm vàng da, thịt lợn siêu nạc, bún chứa hàn the... vẫn được "vô tư" được bày bán và người tiêu dùng vẫn nườm nượp.
Thịt gà nhuộm vàng da. Ảnh minh họa
Ngay cả các loại trái cây cũng cũng được người bán "tẩm" các hóa chất. Nhiều loại quả nhìn bóng đẹp, mỡ màng rất bắt mắt, nhưng khác thường ở chỗ bổ ra để cả tháng không hỏng. Sầu riêng ngậm chất kích thích nhanh chín, cam chứa thuốc bảo quản, mít vàng óng tận xơ nhờ "ngậm" hóa chất, chuối được tiêm thuốc chín sớm, dừa thường được biến hóa thành dừa siêu ngọt, hồng xiêm ngâm bột sắt... là những thông tin chúng ta được nghe nhiều trong thời gian trở lại đây.
Thậm chí, vì lợi ích trước mắt, nhiều người bán hàng còn mua hóa chất rẻ tiền không nguồn gốc, pha trộn vô tội vạ, liều lượng tùy ý, miễn sao hoa quả tươi càng lâu, càng bóng đẹp càng tốt. Điều này đe dọa trầm trọng sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng.
Theo số liệu giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) nông thủy sản 9 tháng năm 2015 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cho thấy tỉ lệ vi phạm đáng báo động. Cụ thể, 16% mẫu thịt phát hiện có vi khuẩn Salmonella; 7,6% mẫu thịt có dư lượng hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng; 10,3% mẫu rau có dư lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt mức; 1,01% mẫu thủy sản nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng/vượt ngưỡng cho phép.
Thói quen mua – chế biến của người dân
Với hiện trạng thực phẩm nhiễm bẩn, nhiễm độc được bày bán tràn lan trên thị trường khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, sợ hãi mỗi khi chọn mua thực phẩm cho gia đình mình. Báo - đài ra rả thông tin và thực tế con số báo động thực phẩm không an toàn lấy đi sinh mạng của khoảng 2 triệu người mỗi năm trên toàn cầu khiến ai cũng phải rùng mình nhìn lại: Rất có thể lúc nào đó trong con số thống kê ấy bao gồm cả mình và người thân trong gia đình mình. Điều đáng nói là với những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng về nguồn gốc thực phẩm bẩn, thực phẩm nhiễm độc nhưng hàng ngày thói quen người dân "nhắm mắt" mua hàng vẫn diễn ra. Vẫn còn rất nhiều người thờ ơ với việc bảo vệ sức khỏe từ chính thói quen ăn uống hàng quán tạm bợ, không màng thực phẩm bẩn - sạch ra sao. Hoặc khi được cảnh báo thì chấp nhận thực tế bằng một cái tặc lưỡi "Có chết ngay được đâu!"; "Người ta cũng ăn thế cả". Tâm lý tẩy chay hàng không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm ô nhiễm - bẩn gần như không tồn tại trong ý thức tiêu dùng của người Việt.
Tâm lý ham rẻ, "chuộng" đảm bảo - cam kết bằng miệng từ người bán hàng của một bộ phận người tiêu dùng khiến cho thực phẩm bẩn, không an toàn vẫn ngày ngày xâm nhập vào bữa cơm của các gia đình. Và chắc hẳn không ai hình dung ra rằng mâm cơm được chế biết từ thực phẩm không an toàn có chứa hàng loạt các loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và hóa chất có hại... chính là nguyên nhân gây nên hơn 200 loại bệnh, trong đó có các căn bệnh mãn tính là ung thư. Bệnh tật hiểm nghèo là hệ lụy từ thói quen ăn uống, tiêu dùng bị động trước nguồn thực phẩm không an toàn. Thêm vào đó, tâm lý bệnh tật chưa "dính" vào người thì chưa sợ nên nhiều người hàng ngày vẫn điểm nhiên nạp vào cơ thể những chất độc hại ẩn chứa trong nguồn thực phẩm. Người vướng phải bệnh thì ôm một nỗi hối hận: Ung thư là tại miệng, ung thư tại hành vi tiêu dùng, ung thư do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Theo BS Nguyễn Liên, chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai, khi phải tiếp xúc, ăn thực phẩm bẩn thường xuyên, những hóa chất độc hại trong đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm đại tràng và các bệnh khác về đường tiêu hóa. Các tác nhân nhiễm khuẩn từ thức ăn tấn công vào đường ruột khiến niêm mạc đại tràng thương tổn, gây ra tình trạng tiêu chảy. Nguy hại hơn nữa, các hóa chất này tồn dư lại trong cơ thể, tích tụ lại và lâu dần mầm mống gây ra bệnh ung thư.
BS Liên cho biết thêm thói quen khi ăn uống chế biến sai lầm cũng là nguyên nhân gây thêm nhiều bệnh tật. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người có thói quen ăn các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, thịt muối, hay các loại thịt chế biến sẵn… Những thực phẩm này không được khuyến khích tiêu thụ nhiều vì chúng cũng có thể là thủ phạm quan trọng khiến cho các bệnh về tiêu hóa, ung thư như ung thư đại trực tràng tăng cao.
Bên cạnh đó, nhiều người còn có sở thích và thường xuyên ăn các thực phẩm còn sống hoặc ăn các loại thịt tái chín như các loại rau sống, gỏi cá, hàu sống, tiết canh, thịt trâu, bò tái, cua nướng… Cách chế biến này cực kì nguy hiểm cho sức khỏe vì không thể loại bỏ hoặc tiêu diệt được các ấu trùng ký sinh trùng như sán lá phổi, sán lá gan, sán dây bò, sán lợn. Đây là những loại ký sinh trùng cực kì nguy hiểm, khi đi vào cơ thể có thể gây nên tử vong.
Thói quen chiên đi rán lại thức ăn nhiều lần của nhiều bà nội trợ cũng vô cùng nguy hiểm và là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Dầu mỡ chiên rán ở nhiệt độ cao, dùng lại nhiều lần dẫn đến bị hydrogen hóa thành chất béo có hại, vào cơ thể sẽ làm tăng sự biến đổi ở các tế bào, dễ dẫn đến ung thư.
Các loại hoa quả "ngậm" hóa chất cũng gây hại rất lớn cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia cho biết một số loại hóa chất được dùng để kích thích trái cây chín chứa thành phần ethylen, ethephone – một hợp chất gây hại khôn lường cho sức khỏe người sử dụng ảnh hưởng hệ thần kinh, tiêu hóa và lâu dài dẫn đến ung thư.
Người dân nên hết sức thận trọng khi chế biến thực phẩm. Cách đơn giản mà ai cũng có thể làm được để loại bỏ các độc tố ở rau quả là ngâm rau với nước muối nhạt hoặc dùng sục ozon, đối với thịt cá thì nên trần qua nước nóng, rửa sạch nhiều lần...
Ung thư ngày càng gia tăng và trẻ hóa
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn nửa tỷ ca bệnh do ăn thực phẩm bẩn, đây là mối đe dọa toàn cầu đối với loài người. Thực phẩm không đảm bảo an toàn có thể gây ra hơn 200 bệnh khác nhau từ bệnh tiêu chảy đến bệnh ung thư.
Tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư diễn ra trong hai ngày 16 - 17.10 ở Hà Nội, số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy mỗi năm trên thế giới có khoảng 12,7 triệu người mắc mới và trên 7,6 triệu người chết vì bệnh ung thư. Riêng ở VN mỗi năm có 150.000 người mắc mới và trên 75.000 người chết. Nghĩa là cứ một ngày trôi qua thì chúng ta mất đi hơn 208 người, mỗi giờ trôi qua chúng ta mất gần 9 người vì căn bệnh ác tính này.
Trước đây, một số bệnh ung thư ít gặp ở người trẻ như ung thư vú thì nay đã gặp nhiều hơn. Khái niệm trẻ hóa với loại ung thư ở người lớn là các trường hợp mắc trước 35 tuổi, nếu mắc ung thư trước 30 được coi là rất trẻ và ngày nay trẻ hóa ung thư đang là vấn đề quan trọng.
Việc thay đổi hành vi tiêu dùng, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để đẩy lùi bệnh tật là điều mà bất cứ ai cũng nên làm để bảo vệ mình, bảo vệ những người thân trong gia đình cũng như xã hội.
Theo Afamily/Trí thức trẻ