Đó là những gì George S. Clason đã chia sẻ trong cuốn sách tài chính cá nhân kinh điển Người giàu nhất thành Babylon.

Clason đã mở đầu bằng câu chuyện của Arkad - con trai của một thương gia khiêm tốn nhưng không có hi vọng thừa kế tài sản từ gia tộc giàu có. Sau này, Arkad đã trở thành người giàu nhất Babylon nhờ vào sự khôn ngoan khi tiếp quản một phần đồn điền của Algamish, từ đó làm cho số tài sản của mình tăng lên không ngừng.

Một ngày nọ, bạn bè của Arkad đã nhờ ông tư vấn làm thế nào có thể trở nên giàu có như vậy. Arkad vui vẻ nhận lời và thành thật chia sẻ: Về cơ bản, tiết kiệm trước khi tiêu xài, đừng tiết kiệm số tiền còn thừa.

Cụ thể hơn, Arkad cho biết nên để dành tối thiểu 10% thu nhập của mình hoặc nhiều hơn nếu muốn. Nhưng ít nhất 1/10 thu nhập của bạn phải được cất và để sang một bên. Hãy cố gắng sắp xếp những chi phí khác để làm được điều này. Chẳng bao lâu sau, bạn sẽ nhận ra là mình cũng có chút của để dành, rồi bạn sẽ cảm thấy nỗ lực, phấn khích hơn khi con số này ngày một tăng. Niềm vui mới sẽ đến, bạn sẽ nỗ lực hơn để kiếm được nhiều tiền hơn, từ đó số tiền để dành cũng sẽ nhiều hơn.


Tiet kiem
Nên để dành tối thiểu 10% thu nhập của mình hoặc nhiều hơn nếu muốn.
(Ảnh: Internet)

Điều này hoàn toàn không khó thực hiện trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay. Rõ ràng rằng bạn có thể chuyện 10% thu nhập của bản thân vào một tài khoản tiết kiệm hay kênh đầu tư nào đó để loại bỏ khả năng không cầm lòng được với 10% này, nhưng nhớ hãy chọn một kênh đầu tư an toàn nhé.

Một khi đã thực hiện được thói quen tiết kiệm 10% thu nhập, hãy để số tiền đó làm việc, tức là đầu tư, là tiền đẻ ra tiền. Arkad giải thích: "Hãy học cách để kho báu đó làm việc cho bạn. Biến nó thành nô lệ làm việc cho bạn. Và bởi vì nó làm nô lệ cho bạn nên con của nó, cháu của nó cũng sẽ làm nô lệ cho bạn. Bạn thấy đấy, một đồng tiền là một hạt mầm, nó lớn lên thành cây giàu có và cho ra hàng vạn quả".

Một điều khá quan trọng khác mà ít ai làm được đó là tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Arkad diễn giải: "Đừng nhầm lẫn giữa khoản chi cần thiết cho cuộc sống với chi tiêu phục vụ cho sở thích cá nhân. Chúng ta vẫn hay muốn mua thứ mình thì thay vì thứ mình cần. Từ đó khoản chi này vượt quá khả năng thu nhập của bạn". Để kiểm soát chi tiêu, bạn nên ghi chú lại những món đã hoặc dự định mua, từ đó phân tích sự cần thiết, chi phí. Dần dà, việc lên kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn đảm bảo thực hiện được nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, mà vẫn tiết kiệm được tiền bạc. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn ngăn chặn việc chi cho những ham muốn nhất thời, giúp bạn kiểm soát các khoản chi tiêu.

Theo Afamily/trí thức trẻ