Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống được dân ta giữ gìn. Mặc dù không phải ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán nhưng vào ngày 5/5 âm lịch, nhiều gia đình dâng lên ban thờ mâm cúng để tỏ lòng thảo kính. Ngày Tết Đoan Ngọ năm 2023 diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch, tức thứ Năm ngày 22/6 dương lịch.

Tết Đoan Ngọ, còn được gọi là Tết diệt sâu bọ. Trong ngày này, người dân thường sửa soạn mâm cúng dâng gia tiên, không quá phức tạp nhưng vẫn cần những lễ vật cơ bản. Những lễ vật này thường là sản vật đặc trưng của mùa hè với ý nghĩa nhằm xua đuổi sâu bọ phá hoại mùa màng, cầu mong sức khỏe an lành và cuộc sống đủ đầy, ấm no.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân không dâng lễ mặn như gà hay chân giò, mâm cúng thường có trái cây, hoa tươi và một số phẩm vật đặc trưng trong tiết khí Hạ chí.

Trái cây

Vải và mận, đào là các loại quả phổ biến được dùng làm lễ vật trong ngày Tết Đoan Ngọ. Các loại quả này đang rộ mùa, không chỉ ngon rẻ mà hương vị chua ngọt dịu dàng của chúng được cho là sẽ diệt được sâu bọ, những vật ký sinh trong cơ thể người.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-1
Vải, mận, đào là những thức quả được dâng cúng nhiều trong Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Ann-Hanoi

Hoa tươi

Trong ngày Tết Đoan Ngọ, trái cây đã có thì cũng không thể thiếu được hoa tươi. Vào thời điểm này, rất nhiều loại hoa có thể dâng lên mâm lễ, vừa đẹp lại thơm. Chẳng hạn như sen đang vào mùa, bạn có thể dùng cả hoa sen trắng, hoa sen hồng, hoa sen quan âm rất đẹp. Chưa kể, sen được gấp cánh cũng tạo nên những đĩa hoa, bình hoa rất nịnh mắt.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-2Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-3Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-4Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-5
Ảnh: Quản Ngọc Lê

Bên cạnh đó, những chùm hoa cau đầy đặn xen với hoa nhài trắng, lễ cau quả to đẹp, hoa móng rồng, hoa ngọc lan cũng được ưa chuộng. Nhiều người cũng bày biện vào mâm lễ những quả phật thủ đẹp mắt, da xanh căng bóng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-6Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-7
Ảnh: Ngọc Lễ

Rượu nếp cái, nếp cẩm

Rượu nếp cái, nếp cẩm là vật phẩm rất quan trọng trong ngày này. Đây được coi là linh hồn của ngày Tết Đoan Ngọ. Chỉ cần ăn một miếng nhỏ rượu nếp là đã hưởng được tinh thần của ngày "diệt sâu bọ".

Không cần quá nhiều, chỉ cần một bát nhỏ rượu nếp cẩm, rượu nếp cái bày cùng các loại lễ vật khác là được. Vào ngày này cũng không nên ăn quá nhiều, kiểu men rượu sẽ khiến bạn bị say.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-8
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-9Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-10
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-11
Rượu nếp cẩm, nếp cái được đặt trong bát nhỏ đặt cùng các lễ vật khác. Ảnh: Bao Anh Nguyen

Bánh gio mật mía

Bánh gio mật mía có quanh năm nhưng vào ngày 5/5 âm lịch, món bánh này được dâng kèm trong mâm lễ. Bánh gio được làm từ gạo nếp rẫy vừa dẻo lại thơm, gói từ lá chít bánh tẻ giúp bánh có màu vàng hổ phách đẹp lại dễ bóc. Khi ăn, bánh có mùi thơm đặc trưng.

Ăn kèm với bánh gio là mật mía, sánh thơm, màu vàng sậm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-12Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-13Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-14Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-15
Ảnh: Bánh cổ truyền Vạn Thịnh, Bao Anh Nguyen

Bánh ú (bá trạng)

Nếu bánh gio có thể gói hình tam giác hoặc gói dài thì bánh ú thường được gói hình tam giác. Ngoài Bắc ít nhà ăn bánh ú nhưng phía Trung, Nam lại thường dùng bánh ú vào ngày Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là người Hoa tại TP.HCM.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-16

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-17
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-18

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-19

Bánh ú trong Nam còn được gọi là bánh tống tử, bá trạng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nếu bánh gio chỉ làm bằng nếp và chấm với mật mía thì bánh ú thường được làm từ gạo nếp và nhân mặn như lòng đỏ trứng gà, lạc, thịt ba chỉ... Ngoài ra, bánh ú cũng có nhân đậu xanh, đậu đỏ. Nhìn chung loại bánh này, phần nhân rất đa dạng.

Một số lễ vật khác

Ngoài những vật phẩm trên, mâm cúng còn có xôi, bánh trôi bánh chay, bánh xu xê, bánh cốm tạo hình hoặc màu sắc tùy thuộc vào tâm ý của gia chủ. Bên cạnh đó, nhiều nhà còn chuẩn bị rượu trà, vàng mã cho thêm phần tươm tất.

Thắp hương Tết Đoan Ngọ vào khung giờ nào mới chuẩn?

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều người dậy sớm, ngay từ sáng đã ăn cơm rượu nếp hoặc hoa quả như mận, vải để có thể "diệt sâu bọ". Tuy nhiên, ngay từ tên gọi, Đoan Ngọ nghĩa là giữa trưa, bởi vậy, giờ thắp hương đúng nhất nên vào giờ Ngọ, tức là từ 11 giờ đến 13 giờ chiều.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?-20

Dù lớn hay nhỏ, dù đơn giản hay phức tạp, mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để đoàn tụ gia đình và mang ý nghĩa to lớn trong văn hóa cổ truyền người Việt. Một mâm lễ nhỏ cũng tượng trưng cho lòng thành đối với gia tiên, cầu chúc những điều tốt đẹp cho gia đình và mùa màng bội thu, no ấm.

Hiện nay, các lễ vật dâng cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ không khó tìm, có thể dễ dàng mua được ngoài chợ, trong siêu thị hoặc các tiệm bán hàng online. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tiệm nhận đặt mâm lễ bày biện sẵn, đủ đầy vật phẩm, giá cả cũng rất đa dạng. Nếu bạn là người bận rộn không có thời gian đi chợ tỉ mẩn chọn từng thứ một, có thể mua mâm lễ chuẩn bị sẵn rất tiện lợi.

Theo Phụ nữ Việt Nam