Trong quan hệ sau hôn nhân, chuyện mẹ chồng nàng dâu là một vấn đề gây đau đầu nhiều nhất. Bên cạnh đó, ứng xử giữa các chị em dâu cũng cần phải lưu ý nhiều. Hai người đến từ hai gia đình khác nhau, vì hai anh em mà trở thành người chung một nhà. Bởi vậy có nhiều vấn đề xảy đến giữa họ chẳng dễ dàng gì giải quyết được.
Nhiều xích mích trong cuộc sống khiến cho mối quan hệ giữa chị em dâu trở nên xấu đi. Như câu chuyện dưới đây cũng vậy, cái chính là cách giải quyết cuối cùng phải như thế nào.
“Đầu năm đầu tháng đã phải khẩu nghiệp rồi các bác ạ. Chuyện là tôi cũng sắp cưới nên cũng có qua lại nhà chồng tương lai ăn uống qua lại suốt, Tết cũng ko ngoại lệ.
Từ chồng đến bố mẹ chồng thì vui vẻ thoải mái vì bọn tôi yêu nhau cũng lâu rồi. Vấn đề là có bà chị vợ anh trai chồng mới về hơn 1 năm, cũng chưa có con cái gì nhưng xấu tính quá.
Lúc tôi đến chơi thì chị chị em em, thân mật thân thiết, khen tôi khéo léo này kia nhưng phía sau toàn nói xấu tôi với mẹ chồng sau đó chồng tôi mách lại.
Mà toàn chuyện trời ơi đất hỡi kiểu cái váy mặc loè loẹt, nấu ăn dùng hạt nêm chứ không dùng mì chính, hay đăng ảnh đi chơi lên facebook. Tôi ức lắm nhưng chồng tôi bảo kệ nên tôi cũng thôi.
Bài viết được đăng tải.
Đợt gần Tết bà ấy mượn chỗ thằng bạn thân tôi hơn 30 triệu giấu nhà, đợt ấy tôi biết nhưng tôi cũng không nói với ai. Bạn tôi nó định Tết đến hẳn nhà làm ầm lên đòi tiền vì mãi không chịu trả nhưng tôi nghĩ để cho nhà chồng tôi ăn Tết yên ổn nên tôi bảo nó thôi.
Thế nhưng cây muốn lặng mà gió thì vẫn cứ chẳng ngừng, như thế này đây. Hôm đó ăn xong rửa cái bát xong ngồi chơi chán chê chị chị em em nói chuyện xong tôi mới về.
Thế mà tối qua bà ấy dám bảo cả nhà là tôi ăn xong rửa cái bát cũng không sạch nên phải rửa lại mãi mới xong, chẳng biết sau này làm dâu thế nào. Nghe có tức không cơ chứ. Rõ ràng tôi rửa bát xong xuôi, úp bát sạch sẽ lên rồi, hai chị em ngồi nói chuyện mà bây giờ lại thành thế này đây.
Thế tôi nhắn tin như thế này, thấy im re rồi. Nhưng nói thật tôi thà để nó nghĩ tôi ác còn hơn là chưa về nhà đã tính đổ điêu các thứ thì sau này khó sống lắm”.
Đây là câu chuyện do cô em dâu kể lại. Đính kèm chính là đoạn tin nhắn giữa hai chị em nhắn qua lại cho nhau.
“Chị D. ơi, hôm qua em đến nhà ăn cơm có làm gì mà chị thấy không vừa ý không?
Chị đây, sao em lại hỏi thế chị không hiểu.
Hôm qua ăn cơm xong hai chị em mình rửa bát, rửa xong xuôi ra ăn hoa quả đến tận chiều em mới về. Thế sao chị bảo mẹ là em rửa bát không sạch chị phải rửa lại? Chị vào rửa lại lúc nào thế?
Mấy lần em biết chị kiểu như vậy nhưng không thèm nói, trước sau gì cũng phải sống một nhà cùng nhau nên chị đừng có điêu. Đợt trước Tết chị vỡ hụi vay tiền nhà thằng Y. nếu không phải em nói thì Tết này nó có làm banh nhà lên không, chị tự suy nghĩ đi. Đừng để khó sống với em, em hiền thật nhưng hiền với tùy người thôi”.
Đúng là một màn xử lý vô cùng quyết liệt của cô gái dành cho người chị dâu tương lai. Đôi khi những sự nhân nhượng, nể tình hay ngại ngần lại càng khiến cho cuộc sống của mình sau này thêm phần khó khăn. Thà một lần dứt khoát, quyết liệt bày tỏ quan điểm thì tình thế sẽ dễ giải quyết hơn nhiều.
Mối quan hệ giữa chị em dâu với nhau không khó để giải quyết. Nếu may mắn gặp được chị em dâu hòa nhã, dễ chịu, dễ thông cảm thì còn dễ sống. Đổi lại, gặp phải đối phương thích bịa chuyện đặt điều, sống ích kỷ thì phải tìm cách thức để giải quyết một lần cho thỏa đáng.
Hôn nhân không đơn thuần là chuyện của hai người. Nó là vấn đề của hai gia đình, các mối quan hệ chồng chéo cũng cần dần dần tháo gỡ. Hi vọng rằng, các nàng dâu luôn biết cách để sống thoải mái trong gia đình chồng mà chẳng cần đến màn "dằn mặt" gay gắt nào hết.
Theo Pháp luật và Bạn đọc