Mắt xích đường dây đưa người qua Anh trồng cần sa
Đường dây đưa người Việt đi châu Âu trái phép, mà đích đến cuối cùng là nước Anh xuất hiện từ hơn chục năm nay tại Can Lộc, Hà Tĩnh với nhiều mắt xích quan trọng.
Sau nhiều ngày len lỏi ở các làng quê tại xã Thiên Lộc (Can Lộc), chúng tôi được người đàn ông tên Dũng (tên nhân vật được thay đổi) từng có nhiều năm làm nghề trồng cần sa tại Anh dốc ruột chia sẻ nhiều chuyện "hậu trường" việc đi Anh "đổi đời".
Một góc xã Thiên Lộc, nơi có đông người dân xuất ngoại
Anh cũng tiết lộ đường đi nước bước kín kẽ, bài bản của những "cầu" (kẻ môi giới đưa người qua châu Âu, qua Anh) và những ngày tháng trồng cần sa vô cùng nghiệt ngã bên trời Tây.
Anh Dũng kể, ở Thiên Lộc hiện nay, từ "bé tới lớn", không dưới 10 “cầu” đưa người vượt biên ra nước ngoài trái phép, là mắt xích đầu tiên, rất quan trọng trong đường dây.
Những "cầu" chuyên nghiệp anh Dũng nhớ như in, khá quen mặt với người dân như Tr, T, P, T.T… và D. (quê gốc Can Lộc, hiện ở Diễn Châu). Dũng tiết lộ thêm, trong số các môi giới kể trên, có kẻ đã làm "thiết kế" cho em P.T.Tr.M. (trú tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) sang Trung Quốc làm giấy tờ giả đi Pháp rồi vượt biên sang Anh.
Tr.M. mất liên lạc với gia đình kể từ ngày 23/10, trùng thời điểm xảy ra vụ cảnh sát Anh phát hiện 39 thi thể trong thùng xe container. Gia đình em đã trình báo với chính quyền.
“Một đường dây có nhiều 'cầu' rải đều nhiều tỉnh thành, từ Việt Nam sang Trung Quốc và các nước châu Âu. Ông trùm nắm quyền chi phối đường dây thường ở Hà Nội" - anh Dũng nói.
Em Tr.M., một trong những người ở Can Lộc được cho là mất tích khi qua Anh
Anh Dũng cho hay, một người muốn đi Anh, bước đầu phải đặt vấn đề với “cầu”, kẻ môi giới này sau đó thông báo với ông trùm điều hành đường dây để điều phối, thiết kế cách đưa người đi.
Chi phí chuyến xuất ngoại được chuyển về tay ông trùm, còn “cầu” được chia hoa hồng cho mỗi chuyến qua châu Âu trót lọt. Theo thỏa thuận giữa hai bên, nếu người đi không đến được đích do bị bắt và trục xuất về nước thì đường dây môi giới sẽ hoàn lại tiền.
Một chuyến đi từ Việt Nam sang Anh được chia làm 2 chặng ứng với 2 lần giao dịch tiền bạc. Chặng thứ nhất từ Việt Nam sang các nước châu Âu như Đức, Pháp… bằng con đường du lịch. Chặng thứ 2 từ các nước vừa kể trên vượt biên sang Anh. Gần đây, thêm một đường dây mới được phát hiện, người lao động chọn cách sang Trung Quốc làm giấy tờ giả rồi vượt biên sang Nga để đến Anh.
Anh Dũng cho hay, số tiền trả đường dây môi giới ứng với mỗi đường đi khác nhau, thời điểm hơn chục năm trước để đi từ Việt Nam sang Pháp phải bỏ ra 8.500 USD, hiện nay đi theo đường dây này giá khoảng 20.000 USD.
Anh C. quê Nghệ An (giữa) trong hành trình băng rừng đến châu Âu. Ảnh do nhân vật cung cấp
Anh V.N. (trú xã Thiên Lộc) cho biết, năm ngoái anh được một người quen cùng quê giới thiệu ra Hà Nội gặp môi giới đặt vấn đề đi Đức, giá chuyến đi hết 16.000 USD. Đường đi từ Việt Nam sang Nga rồi đi đường rừng để tới Đức, tuy nhiên anh bị biên phòng Nga bắt trục xuất về nước.
Sau khi đến điểm tập kết tại Pháp, người vượt biên sang Anh có hai lựa chọn, đi đường VIP an toàn hơn nhưng phải bỏ ra chi phí 10.000 euro, còn chọn đường cỏ mất khoảng 6.500 ưuro.
“Thông thường người vượt biên chọn đường VIP, đường này giá đắt hơn nhưng tài xế biết mình ngồi sau container, khá an toàn vì cảnh sát khó phát hiện. Còn đi đường cỏ rẻ hơn nhưng dễ bị bắt và cực khổ, khó lọt” - Dũng nói.
Quá trình giao dịch tiền giữa người đi và đường dây này hết sức kín kẽ. Thông thường, người đi trước khi lên máy bay phải đặt cọc cho “cầu” một khoản tiền khoảng 2.000 USD.
Sau khi qua đến điểm tập kết tại châu Âu an toàn thì gia đình người đi chuyển nốt số tiền còn lại cho “cầu”.
Tất cả các giao dịch tiền bạc đều thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả khoản tiền dùng để vượt biên sang Anh.
Tiền được chuyển về nước như thế nào?
Những người từng vượt biên như Dũng sau khi sang Anh sẽ được đưa về nhiều khu vực khác nhau. Một bộ phận sang làm nghề chăm sóc cây cần sa, một bộ phận khác làm nail hoặc phục vụ nhà hàng.
Một gia đình ở Can Lộc, Hà Tĩnh thắp hương cho con mất liên lạc khi sang Anh
Những người sang Anh để mưu sinh bằng nghề trồng cần sa phần lớn làm thuê cho người Việt đã sinh sống lâu ở Anh. Một số khác nhờ người Việt tại Anh đứng ra thuê nhà rồi mua cần sa về trồng.
Nhóm người trồng cần sa thuê cho người Việt được trả công theo hình thức chia lợi nhuận phần trăm. Ông chủ đứng ra thuê nhà, cung cấp cây giống và các thiết bị phục vụ cho việc chăm bón cây, người làm thuê chỉ việc bỏ công ra chăm bón.
Sau khi thu hoạch và bán sản phẩm, giữa chủ và người làm thuê ăn chia theo mức thỏa thuận từ trước, thông thường chủ 70%, người làm thuê nhận được 30%. Tiền chia xong, người làm thuê có thể nhận tiền mặt bằng bảng Anh, hoặc một lựa chọn khác là gửi về nhà thông qua người chủ.
Làm thế nào gửi tiền về Việt Nam?, Dũng cho biết, muốn gửi tiền về Việt Nam phải nhờ ông chủ. Tiền sẽ không được đưa vào ngân hàng mà người chủ sẽ liên hệ với một người Việt khác tại Anh để nhờ người này chuyển về nước.
Nguồn tiền về nước nằm trong tay một nhóm người môi giới. Dựa vào số điện thoại và điện chỉ người gửi tiền cung cấp, nhóm môi giới sẽ đưa tiền đến tận tay gia đình.
“Muốn gửi tiền về nhà mình phải bỏ ra một khoản chi phí cho người đi gửi, thỏa thuận thời điểm đó cứ gửi 1.000 bảng sẽ mất chi phí 60 bảng” - Dũng nói.
Một luật sư ở Hà Tĩnh cho biết, những người Việt trồng cần sa ở Anh và chuyển số tiền về nước thông qua một tổ chức môi giới rõ ràng là vi phạm pháp luật.
Nếu nước sở tại xác định được hành vi trái pháp luật (trồng cần sa) thì số tiền gửi về nước được xác định hình thành từ phạm tội mà có. Nếu cơ quan sở tại chưa xác định được hành vi phạm tội thì theo quy định luật pháp Việt Nam, hành vi chuyển ngoại hối về nước theo con đường bất hợp pháp là vi phạm quy định về quản lý ngoại hối.
Việt Nam luôn luôn lên án mạnh mẽ việc di cư bất hợp pháp, đồng thời kêu gọi quốc tế tăng cường phối hợp phòng chống loại hình tội phạm này, cam kết phối hợp cơ quan chức năng của các nước để nghiêm trị những kẻ thực hiện hành vi trái pháp luật, không để tái diễn và xảy ra thảm kịch đau lòng tương tự. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 5/11 |
Theo Vietnamnet
-
2 giờ trướcCông an đang vào cuộc xác minh, làm rõ động cơ người đàn ông đi xe Mercedes rút kiếm, dọa công nhân ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), trong video lan truyền trên mạng.
-
7 giờ trướcHôm nay và ngày mai (12-13/1) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nền nhiệt rất thấp, vùng núi cao xuống dưới 3 độ. Do không khí lạnh lấn sâu, các tỉnh miền Trung cũng chuyển rét diện rộng, riêng Thanh Hoá đến Hà Tĩnh rét đậm. Nam Bộ se lạnh về đêm và sáng.
-
7 giờ trướcSử dụng điện thoại khi lái xe máy có thể bị phạt đến 14 triệu đồng. Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
-
20 giờ trướcTheo cơ quan chức năng, nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn liên hoàn tại TP Điện Biên Phủ được xác định là do tài xế xe tải lưu thông trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn 0,974mg/l.
-
21 giờ trướcSau khi nhận thông tin, Ban Giám đốc Công an Tiền Giang chỉ đạo xử lý nhóm thanh niên đốt pháo hoa, nhảy múa trên quốc lộ 1.
-
1 ngày trướcTrong lúc đưa vào nhà, ô tô bất ngờ mất lái lao thẳng vào một phòng giao dịch ngân hàng ở huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Vụ việc khiến nhân viên bảo vệ hốt hoảng tưởng là cướp.
-
1 ngày trướcCác tỉnh, thành miền Bắc đang rét đậm, rét hại. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường. Khu vực nào ở Việt Nam nguy cơ xảy ra tuyết và băng giá?
-
1 ngày trướcTrước thời điểm giết vợ chồng em gái thứ 3 vì mâu thuẫn đất đai, nghi phạm Lê Văn Hùng từng chém em út nhiều lần nhưng không thành.
-
1 ngày trướcMột thầy giáo trường chuyên ở Nghệ An đã bày tỏ trăn trở liên quan đến những quy định về dạy thêm, học thêm; đặc biệt là việc dạy thêm trong trường hợp nhu cầu có thực và chính đáng.
-
1 ngày trướcAeon Xuân Thủy hướng đến sinh viên, nhân viên văn phòng, gia đình trẻ và các gia đình đa thế hệ tại khu vực quận Cầu Giấy.
-
1 ngày trướcÔng Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào ngày 20/1 tới tại Washington DC. Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực trong hòa bình.
-
1 ngày trướcNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 11/1/2025, do không khí lạnh tiếp tục tăng cường, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An trời rét đậm, riêng vùng núi và trung du Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại. Trong đợt rét này, vùng núi cao có nơi nhiệt độ thấp nhất dưới 3 độ.
-
1 ngày trướcCác nhân viên kỹ thuật sửa chữa tín hiệu đang triển khai lắp đặt mũi tên cho phép xe máy rẽ phải khi đèn đỏ ở 50 giao lộ tại TPHCM.
-
1 ngày trướcVì mâu thuẫn trong việc đón, trả khách trước cổng bệnh viện, 3 tài xế xe ôm truyền thống và 1 tài xế xe công nghệ đã hỗn chiến bằng dao, gậy. Kết quả 4 người cùng bị bắt giữ.
-
2 ngày trướcChỉ vì mâu thuẫn nhỏ trên đường phố, tài xế ô tô đã nhiều lần xuống xe đánh người, dùng gạch đá tấn công người khác.
-
2 ngày trướcTòa án tối cao Mỹ ngày 9/1 (giờ Mỹ, tức sáng 10/1 giờ Việt Nam) đã bác bỏ yêu cầu khẩn cấp của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc hoãn phiên tòa liên quan đến việc dùng tiền bịt miệng diễn viên Stormy Daniel, mở đường cho việc ông sẽ bị tuyên án vào ngày 10/1, chỉ 10 ngày trước khi...
-
2 ngày trướcCông an phường Phạm Ngũ Lão đồng loạt kiểm tra quán bar có biểu hiện nghi vấn và bắt quả tang nhiều người sử dụng bóng cười.
-
2 ngày trướcDo đèn tín hiệu giao thông ở cửa ngõ TPHCM bị hư, nhiều tài xế sợ bị phạt lỗi vượt đèn đỏ nên dừng ô tô chờ, còn người đi xe máy dẫn bộ phương tiện vượt giao lộ.
-
2 ngày trướcDù đã đạt được những kết quả nổi bật hơn so năm 2023, lãnh đạo Sở ATTP TPHCM vẫn cho rằng cơ quan này chưa đủ lực lượng, khả năng, nhiệm vụ để xử lý các vi phạm.
Tin tức mới nhất
-
1 giờ trước
-
7 giờ trước