Đến cái tiền dẫn cưới cũng bèo bọt như thế, thử hỏi họ coi mày quan trọng được đến đâu? Rồi mai này mọi người hỏi mẹ tiền dẫn cưới của mày là bao nhiêu, mẹ phải trả lời thế nào?”...
Khi Hạnh kiên quyết đòi lấy Thành, mẹ cô cũng không lấy làm ưng lắm. Bởi bà chê nhà Thành nghèo. Bản thân anh lại chẳng có tiền đồ, 28 tuổi đầu rồi mà vẫn là một nhân viên quèn, lương tháng mãi mới nổi 6 triệu. Đàn ông như thế, mong hòng gì lo được cho vợ con? Nhưng vì Hạnh cứ nằng nặc đòi lấy nên bà đành phải cắn răng mà chấp nhận.
Chính vì không hài lòng với chàng rể tương lai, vì thế mà nhà trai tới bàn chuyện, bà cũng giữ vẻ mặt thờ ơ, lạnh nhạt. Nhà trai nói gì bà cũng ậm ậm ừ ừ cho xong, Hạnh khổ tâm lắm nhưng biết mẹ đang không vui nên cũng đành nhẫn nhịn. Lúc nhà trai đã ra về hết, mẹ Hạnh mới nhướng mày hỏi con gái: “Thế nhà nó định dẫn cưới bao nhiêu?”. Hạnh lúng túng nhìn mẹ, mãi mới đáp: “Dạ, con với anh Thành đã thương lượng, đám cưới cũng chỉ làm gọn nhẹ, ấm cúng, mấy cái lễ nọ kia cũng chỉ coi như là thủ tục thôi…”.
“Trả lời ngắn gọn thôi”, mẹ Hạnh lườm cô. “Dạ… Nhà anh ấy dự định dẫn cưới phong bì… 5 triệu”. Mẹ Hạnh nghe thế thì trợn tròn mắt, la lên: “Cái gì? Mày nhắc lại cho mẹ nghe xem nào? Thời đại này vẫn còn có người dẫn cưới 5 triệu à? Mẹ tưởng cái mức tiền ấy là mấy chục năm về trước rồi ấy chứ!”. Hạnh run rẩy: “Mẹ… Nhà anh ấy cũng không có điều kiện mà… Đám cưới lại có rất nhiều khoản cần chi tiêu…”. Mẹ Hạnh rõ là không đồng tình với lí lẽ của cô, quát lên: “Nghèo? Nghèo đến mức ấy thì mày về nhà đấy chỉ có khổ thôi con ạ! Đến cái tiền dẫn cưới cũng bèo bọt như thế, thử hỏi họ coi mày quan trọng được đến đâu? Rồi mai này mọi người hỏi mẹ tiền dẫn cưới của mày là bao nhiêu, mẹ phải trả lời thế nào?”.
Hạnh không biết nói sao với mẹ cho phải. Cô biết, số tiền dẫn cưới như vậy là ít. Nhưng hoàn cảnh nhà Thành như thế, nếu muốn rình rang, thì phải vay nợ, mà vay nợ thì sau này người gánh cũng lại là vợ chồng cô. Hạnh cũng trình bày với mẹ như thế nhưng bà nhất quyết không nghe.
Ảnh minh họa
Những ngày sau đó, Hạnh liên tục phải nghe những bài ca khác nhau của mẹ. Lúc thì “thôi hoãn cưới đi con, đợi từ từ xem thế nào đã, mẹ thấy mày hơi vội vàng đấy. Bây giờ còn kịp chứ để mà ăn hỏi các thứ xong thì coi như mày có 1 đời chồng con ạ”. Lúc thì “mẹ nghĩ mãi rồi, nhà đấy họ chẳng coi mày ra kí lô gì đâu, chứ nếu không ai lại mang có 5 triệu bạc đi dẫn cưới. Không được hơn người thì cũng phải bằng bằng người ta chứ!”. Khi lại than thở “mày thấy chưa, không chịu nghe mẹ. Lấy chồng nghèo khổ lắm con ơi. Từ cái đám cưới trở đi. Mày xem bạn bè mày cưới xin rôm rả thế nào, đi trăng mật ở châu Âu ra sao, rồi dẫn cưới toàn tính bằng nghìn Đô. Sau này sẽ còn vô vàn cái phải chịu thiệt thòi, ấm ức nữa đấy con ạ!”.
Đỉnh điểm là việc, mẹ Hạnh đã kịp tìm được một đối tượng khác cho Hạnh, là con trai của một người bạn của bà, mới ở nước ngoài về. “Thằng bé ấy được lắm, ngoại hình có, nhân phẩm có, sự nghiệp cũng đều có, hơn đứt thằng Thành kia. Tình yêu sâu đậm đến mấy, lấy về cũng chỉ còn cái nghĩa thôi con ạ. Kinh tế eo hẹp, không trở mặt hành thì là may, còn yêu đương mặn nồng cái nỗi gì nữa!”, bà cất giọng khuyên nhủ con gái. Hạnh nghe đến hoa mắt chóng mặt. Cứ ngỡ bà dù không thích nhưng cũng đã xuôi, nào ngờ chỉ vì món tiền dẫn cưới mà bỗng chốc thái độ của bà lại quyết liệt thế này.
Thế rồi cuối tuần ấy, mẹ Hạnh nằng nặc bắt con gái đi gặp mặt anh chàng ngon lành kia: “Cứ thử gặp xem sao con ạ, biết đâu lại thích thì sao. Mẹ có bắt mày bỏ thằng Thành lấy nó ngay đâu”. Cô đang chuẩn bị làm đám cưới với một người, lại ngang nhiên đi xem mắt một anh chàng khác, đây là có chuyện gì xảy ra vậy? Nhưng mẹ Hạnh hết cứng rắn tuyên bố: “Mày không đi, từ nay chẳng mẹ con gì hết!”, sau lại mềm mỏng dụ dỗ: “Coi như bạn bè gặp mặt. Ai cấm con gái đang có người yêu không được gặp bạn khác giới nào?”. Không thể phản bác, lại chiều mẹ, cô đành nước mắt rưng rưng tới chỗ hẹn gặp.
Hạnh cứ nghĩ ứng phó qua loa, về nhà sẽ bảo mẹ là anh chàng kia không thích mình, thế là ổn. Nhưng nào ngờ mẹ cô lại thẳng thừng nói với Thành khi anh tới nhà chơi: “Bác thấy 2 đứa vẫn nên hoãn lại đám cưới một thời gian xem sao. Hôn nhân cần có nền tảng. Ngoài tình yêu thì kinh tế cũng rất quan trọng. Cháu hãy tập trung lo vấn đề ấy đi, rồi hãy nghĩ tới chuyện lấy vợ sinh con, kẻo không lo được cho vợ con thì khổ. Cháu yêu cái Hạnh nhà bác cũng là thật lòng, vậy thì sợ gì thời gian 1,2 năm, phải không? Bác cũng đâu cấm 2 đứa không được qua lại nữa”.
Thành cũng không biết phản bác ra sao. Vì quả thực lời mẹ cô toàn những lời thấu tình đạt lí cả. Không biết có ai “gà” cho bà không, chứ sao tự dưng bà lại cao tay nhường ấy. Thành lắp bắp: “Nhưng cháu thật sự không còn trẻ nữa…”, thì bà cắt ngang lời: “Cái Hạnh nhà bác là phận gái còn không ngại tuổi tác, cháu đàn ông con trai sợ cái gì!”.
Hạnh và Thành khóc không ra nước mắt. Nếu biết trước thế này, thà cứ đi vay mượn, dẫn cưới hẳn 50 triệu cho bà không bắt bẻ, đợi cưới xin xong xuôi thì ván đã đóng thuyền, có sao bà cũng chẳng nói được gì nữa. Nhưng bây giờ, một bên mẹ Hạnh lấy cái lí do “đàn ông nên lo sự nghiệp trước” để đòi trì hoãn đám cưới, một bên mang tình nghĩa mẹ con mấy chục năm trời ra làm lí do để bắt ép Hạnh đi gặp mặt anh chàng kia. Hạnh lo lắng vô cùng. Cứ cái đà này, nhỡ Thành có hiểu lầm cô tham phú phụ bần, hoặc anh tự ái vì thái độ của mẹ cô, thì không biết đám cưới này còn tổ chức được hay không nữa…
Khi Hạnh kiên quyết đòi lấy Thành, mẹ cô cũng không lấy làm ưng lắm. Bởi bà chê nhà Thành nghèo. Bản thân anh lại chẳng có tiền đồ, 28 tuổi đầu rồi mà vẫn là một nhân viên quèn, lương tháng mãi mới nổi 6 triệu. Đàn ông như thế, mong hòng gì lo được cho vợ con? Nhưng vì Hạnh cứ nằng nặc đòi lấy nên bà đành phải cắn răng mà chấp nhận.
Chính vì không hài lòng với chàng rể tương lai, vì thế mà nhà trai tới bàn chuyện, bà cũng giữ vẻ mặt thờ ơ, lạnh nhạt. Nhà trai nói gì bà cũng ậm ậm ừ ừ cho xong, Hạnh khổ tâm lắm nhưng biết mẹ đang không vui nên cũng đành nhẫn nhịn. Lúc nhà trai đã ra về hết, mẹ Hạnh mới nhướng mày hỏi con gái: “Thế nhà nó định dẫn cưới bao nhiêu?”. Hạnh lúng túng nhìn mẹ, mãi mới đáp: “Dạ, con với anh Thành đã thương lượng, đám cưới cũng chỉ làm gọn nhẹ, ấm cúng, mấy cái lễ nọ kia cũng chỉ coi như là thủ tục thôi…”.
“Trả lời ngắn gọn thôi”, mẹ Hạnh lườm cô. “Dạ… Nhà anh ấy dự định dẫn cưới phong bì… 5 triệu”. Mẹ Hạnh nghe thế thì trợn tròn mắt, la lên: “Cái gì? Mày nhắc lại cho mẹ nghe xem nào? Thời đại này vẫn còn có người dẫn cưới 5 triệu à? Mẹ tưởng cái mức tiền ấy là mấy chục năm về trước rồi ấy chứ!”. Hạnh run rẩy: “Mẹ… Nhà anh ấy cũng không có điều kiện mà… Đám cưới lại có rất nhiều khoản cần chi tiêu…”. Mẹ Hạnh rõ là không đồng tình với lí lẽ của cô, quát lên: “Nghèo? Nghèo đến mức ấy thì mày về nhà đấy chỉ có khổ thôi con ạ! Đến cái tiền dẫn cưới cũng bèo bọt như thế, thử hỏi họ coi mày quan trọng được đến đâu? Rồi mai này mọi người hỏi mẹ tiền dẫn cưới của mày là bao nhiêu, mẹ phải trả lời thế nào?”.
Hạnh không biết nói sao với mẹ cho phải. Cô biết, số tiền dẫn cưới như vậy là ít. Nhưng hoàn cảnh nhà Thành như thế, nếu muốn rình rang, thì phải vay nợ, mà vay nợ thì sau này người gánh cũng lại là vợ chồng cô. Hạnh cũng trình bày với mẹ như thế nhưng bà nhất quyết không nghe.
Ảnh minh họa
Những ngày sau đó, Hạnh liên tục phải nghe những bài ca khác nhau của mẹ. Lúc thì “thôi hoãn cưới đi con, đợi từ từ xem thế nào đã, mẹ thấy mày hơi vội vàng đấy. Bây giờ còn kịp chứ để mà ăn hỏi các thứ xong thì coi như mày có 1 đời chồng con ạ”. Lúc thì “mẹ nghĩ mãi rồi, nhà đấy họ chẳng coi mày ra kí lô gì đâu, chứ nếu không ai lại mang có 5 triệu bạc đi dẫn cưới. Không được hơn người thì cũng phải bằng bằng người ta chứ!”. Khi lại than thở “mày thấy chưa, không chịu nghe mẹ. Lấy chồng nghèo khổ lắm con ơi. Từ cái đám cưới trở đi. Mày xem bạn bè mày cưới xin rôm rả thế nào, đi trăng mật ở châu Âu ra sao, rồi dẫn cưới toàn tính bằng nghìn Đô. Sau này sẽ còn vô vàn cái phải chịu thiệt thòi, ấm ức nữa đấy con ạ!”.
Đỉnh điểm là việc, mẹ Hạnh đã kịp tìm được một đối tượng khác cho Hạnh, là con trai của một người bạn của bà, mới ở nước ngoài về. “Thằng bé ấy được lắm, ngoại hình có, nhân phẩm có, sự nghiệp cũng đều có, hơn đứt thằng Thành kia. Tình yêu sâu đậm đến mấy, lấy về cũng chỉ còn cái nghĩa thôi con ạ. Kinh tế eo hẹp, không trở mặt hành thì là may, còn yêu đương mặn nồng cái nỗi gì nữa!”, bà cất giọng khuyên nhủ con gái. Hạnh nghe đến hoa mắt chóng mặt. Cứ ngỡ bà dù không thích nhưng cũng đã xuôi, nào ngờ chỉ vì món tiền dẫn cưới mà bỗng chốc thái độ của bà lại quyết liệt thế này.
Thế rồi cuối tuần ấy, mẹ Hạnh nằng nặc bắt con gái đi gặp mặt anh chàng ngon lành kia: “Cứ thử gặp xem sao con ạ, biết đâu lại thích thì sao. Mẹ có bắt mày bỏ thằng Thành lấy nó ngay đâu”. Cô đang chuẩn bị làm đám cưới với một người, lại ngang nhiên đi xem mắt một anh chàng khác, đây là có chuyện gì xảy ra vậy? Nhưng mẹ Hạnh hết cứng rắn tuyên bố: “Mày không đi, từ nay chẳng mẹ con gì hết!”, sau lại mềm mỏng dụ dỗ: “Coi như bạn bè gặp mặt. Ai cấm con gái đang có người yêu không được gặp bạn khác giới nào?”. Không thể phản bác, lại chiều mẹ, cô đành nước mắt rưng rưng tới chỗ hẹn gặp.
Hạnh cứ nghĩ ứng phó qua loa, về nhà sẽ bảo mẹ là anh chàng kia không thích mình, thế là ổn. Nhưng nào ngờ mẹ cô lại thẳng thừng nói với Thành khi anh tới nhà chơi: “Bác thấy 2 đứa vẫn nên hoãn lại đám cưới một thời gian xem sao. Hôn nhân cần có nền tảng. Ngoài tình yêu thì kinh tế cũng rất quan trọng. Cháu hãy tập trung lo vấn đề ấy đi, rồi hãy nghĩ tới chuyện lấy vợ sinh con, kẻo không lo được cho vợ con thì khổ. Cháu yêu cái Hạnh nhà bác cũng là thật lòng, vậy thì sợ gì thời gian 1,2 năm, phải không? Bác cũng đâu cấm 2 đứa không được qua lại nữa”.
Thành cũng không biết phản bác ra sao. Vì quả thực lời mẹ cô toàn những lời thấu tình đạt lí cả. Không biết có ai “gà” cho bà không, chứ sao tự dưng bà lại cao tay nhường ấy. Thành lắp bắp: “Nhưng cháu thật sự không còn trẻ nữa…”, thì bà cắt ngang lời: “Cái Hạnh nhà bác là phận gái còn không ngại tuổi tác, cháu đàn ông con trai sợ cái gì!”.
Hạnh và Thành khóc không ra nước mắt. Nếu biết trước thế này, thà cứ đi vay mượn, dẫn cưới hẳn 50 triệu cho bà không bắt bẻ, đợi cưới xin xong xuôi thì ván đã đóng thuyền, có sao bà cũng chẳng nói được gì nữa. Nhưng bây giờ, một bên mẹ Hạnh lấy cái lí do “đàn ông nên lo sự nghiệp trước” để đòi trì hoãn đám cưới, một bên mang tình nghĩa mẹ con mấy chục năm trời ra làm lí do để bắt ép Hạnh đi gặp mặt anh chàng kia. Hạnh lo lắng vô cùng. Cứ cái đà này, nhỡ Thành có hiểu lầm cô tham phú phụ bần, hoặc anh tự ái vì thái độ của mẹ cô, thì không biết đám cưới này còn tổ chức được hay không nữa…
Theo Trí Thức Trẻ