Trong đó, trẻ em và người già là đối tượng dễ bị “tấn công” nhất vì cơ thể chậm thích nghi với thay đổi nhiệt độ.
Các dấu hiệu say nắng
- Thân nhiệt tăng cao trên 40,5 độ C
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng
- Không ra mồ hôi dù thời tiết nóng
- Da đỏ, nóng và khô
- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy
- Nhịp tim, mạch có thể đập mạnh hoặc yếu
- Thay đổi hành vi: lú lẫn, mất phương hướng
- Co giật, hôn mê
Cách phòng tránh đột quỵ do say nắng
Trang phục
Mặc quần áo rộng, nhẹ, sáng màu, đội mũ rộng vành, kết hợp sử dụng kem chống nắng. Cần bảo vệ đặc biệt phần gáy, cổ để tránh say nắng nhanh chóng.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước để tránh mất nước. Trung bình người trưởng thành cần uống khoảng 2,5 lít. Trong đó, phụ nữ khoảng 2,2-2,8 lít mỗi ngày, đàn ông là 2,5-3,7 lít mỗi ngày, trẻ nhỏ khoảng 1- 1,7 lít mỗi ngày.
Hạn chế ra ngoài lúc nắng nóng
Nên hạn chế ra ngoài lúc mặt trời hoạt động mạnh nhất (khoảng 12h-15h). Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc ngoài trời, cứ 45 phút nên dành ra 15-20 phút nghỉ ngơi nơi râm, thoáng mát để cân bằng nhiệt độ cơ thể.
Điều hòa nhiệt độ
Không nên để điều hòa thấp hơn nhiệt độ ngoài trời quá 10 độ C. Khi ra khỏi phòng, nên mở hé cửa để cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ bên ngoài rồi mới bước ra.
Bổ sung đồ ăn nhẹ
Nên bổ sung các loại thực phẩm có thể chống say nắng như nước dừa, dưa hấu, xoài xanh… Hoặc một số thực phẩm như mướp đắng, củ hành, dưa chuột, bí ngô…
Theo Vietnamnet