Từ đầu tuần đến giờ, miền Bắc đón nhiều trận mưa lớn "gội rửa" cái nắng nóng kéo dài trước đó. Các tỉnh Nam Bộ cũng xuất hiện nhiều trận mưa lớn gây ngập lụt và phá hỏng nhiều tuyến đường, đặc biệt tại TP HCM.
Tối ngày 6/8, TP HCM xuất hiện mưa trên diện rộng, cơn mưa lớn bắt đầu từ 19h và kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ. Đây là đợt mưa đầu tiên trong cao điểm mưa được dự báo trong 3 ngày từ 6 - 8/8.
Cơn mưa tại TP HCM kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ khiến nhiều tuyến đường bị ngập lụt khiến nhiều phương tiện giao thông đi lại khó khăn.
Nhiều người dân đi xe máy bị lụt quá nửa xe khiến xe chết máy không thể đi tiếp phải xuống dắt bộ. Tuy vậy, cơn mưa cũng vẫn không có dấu hiệu sẽ ngừng sớm. Ảnh: Vietnamnet
Mưa lớn tuy đã ngừng nhưng vẫn chưa thể thoát nước kịp, một nam thanh niên sẵn sàng thể hiện sự quan tâm của mình cõng bạn gái trên lưng vượt qua đoạn đường ngập lụt.
Mưa lớn khiến nước không thoát kịp, nhiều nhà người dân bị nước ngập tràn vào nhà. Người dân phải tự mình đi khơi cống với hi vọng nước lớn sẽ rút sớm, không tiếp tục bị tràn vào nhà nữa. Ảnh Viethamnet
Nhiều phương tiện giao thông ngâm mình dưới nước quá lâu, nước ngập vào trong xe dẫn đến chết máy, phải chờ cứu hộ đến để đưa xe đi sửa chữa.
Sau trận mưa lớn ngày 6/8, sáng ngày 7/8 tại ngã tư Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị (P.10, Q. Gò Vấp, TP.HCM) đã xuất hiện một chiếc "hố tử thần" sâu hoắm nằm trên mặt đường ảnh hưởng đến nhiều phương tiện đi lại.
Tại Thủ đô Hà Nội từ đầu tuần cũng liên tục xuất hiện những trận mưa rào kéo dài liên tục từ sáng đến đến đêm. Đặc biệt, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 vừa qua nên mưa có kèm theo gió và thường là những trận mưa theo dân gian gọi là "mưa rong bão" cản trở đến việc đi lại của người dân Thủ đô.
Mưa Hà Nội kèm theo sương mù vào sáng sớm vào đúng giờ mọi người đi làm khiến người điều khiển phương tiện giao thông bị ảnh hưởng tầm nhìn, di chuyển khó khăn hơn.
Vào giờ tan tầm, tại Thủ đô thường xuất hiện những trận mưa lớn hơn nên người dân cần phải chủ động mang áo mưa theo.
Tại nhiều khu phố có đoạn đường trũng nước không thoát kịp dẫn đến lụt gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân, có những đoạn nước dâng lên đến nửa xe khiến nhiều phương tiện bị chết máy, người dân phải dắt bộ.
Trước đó, vào cuối tháng 7, tại tỉnh Hà Giang cũng xảy ra trận mưa lũ lớn kèm theo sạt lở đất gây thiệt hại cả về người, cả về vật chất. Mưa lũ cũng khiến gần 3.000 ngôi nhà ở TP Hà Giang, sáu ngôi làng ở huyện Bắc Mê bị ngập úng và gần 100 ngôi nhà bị lũ cuốn, đất đá vùi lấp…
Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã, liên tỉnh bị ngập nước, có đoạn sâu đến 1,2 m. Ước tính tổng thiệt hại trên 125 tỉ đồng.
Nhiều khu vực ở TP Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì xảy ra mưa lớn kéo theo lũ quét và sạt lở đất. Tại TP Hà Giang, mưa lớn khiến nước đổ dồn về thành phố, gây ngập lụt nghiêm trọng. Nguồn Zing
Mưa lớn khiến đường phố tại TP Hà Giang bị lụt nghiêm trọng, nước lớn ngang nửa người lớn, nước tràn vào nhà của nhiều người dân gây hỏng hóc nhiều tài sản
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng đưa người dân đến nơi cao ráo, an toàn để tránh lũ
Các phương tiện giao thông lưu thông trên nhiều đoạn đường tại TP Hà Giang cũng bị nhấn chìm trong nước và bị chết máy phải chịu "chôn chân" dưới dòng nước.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, mực nước các sông, suối nhỉ tại Hà Giang đạt mức báo động cao, gây ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các huyện và đặc biệt tại TP Hà Giang.
Hiếu Thảo (Tổng hợp)
Theo Vietnamnet