Trong một bài báo mới đây của trang HK01, khán giả đã vô cùng ngạc nhiên khi biết thù lao mà ngôi sao võ thuật Lý Liên Kiệt nhận được cho phim Thiếu Lâm Tự năm 1982 chỉ khoảng 700 nhân dân tệ (khoảng 2,5 triệu đồng). Đáng nói, bộ phim này ghi hình suốt 2 năm, đồng nghĩa với việc tài tử chỉ nhận được khoảng 1 NDT (tương đương 3.500 đồng) mỗi ngày quay.
Lý Liên Kiệt trong bộ phim Thiếu Lâm Tự (1982)
Nhưng cũng nhờ có Thiếu Lâm Tự, tên tuổi của Lý Liên Kiệt nhanh chóng vang xa. Đến khi chạm ngõ kinh đô Hollywood, nam diễn viên lại bị ép giá cát-xê khi tham gia Vũ khí tối thượng 4 (1998), từ thỏa thuận ban đầu là 1 triệu USD thù lao, nhà sản xuất đã hạ xuống còn một nửa ban đầu là 500.000 USD.
Long Môn Phi Giáp đưa mức cát-xê của Lý Liên Kiệt ngang với diễn viên Hollywood
Sau hơn 10 năm phấn đấu, Lý Liên Kiệt dần khẳng định được vị trí của mình trong làng giải trí. Năm 2010, khi tham gia Long Môn Phi Giáp của đạo diễn Từ Khắc, mức thù lao của Lý Liên Kiệt đã sánh ngang với các ngôi sao hạng A của Hollywood lúc đó: 12 triệu USD.
Thành Long
Đi lên từ hai bàn tay trắng, Thành Long từng phải chịu làm diễn viên đóng thế trong suốt nhiều năm trước khi bước đến thành công như hiện tại. Nhờ nhiều bộ phim đạt doanh thu cao ngất ngưởng như Long Thiếu gia, Câu chuyện cảnh sát, Long hổ huynh đệ, Túy quyền,… mức cát-xê của Thành Long tăng lên một cách chóng mặt.
Thành Long rất thành công cả ở Trung Quốc lẫn Hollywood
Từ năm 2009, một nguồn tin đã tiết lộ số tiền cho mỗi chương trình ông tham gia rơi vào khoảng 129.000 USD. Thành Long cũng rất thành công khi phát triển sự nghiệp ở Hollywood, với loạt phim Giờ cao điểm và Karate Kid, ông đã “nâng” được cát-xê của mình lên mức khoảng 10 triệu USD, đứng thứ 2 thế giới sau tài tử Robert Downey Jr.
Nam diễn viên đã "công phá" thành công ra thị trường thế giới
Tính riêng ở quê nhà, thù lao của diễn viên gạo cội này luôn dẫn đầu trong những năm trở lại đây. Tính đến năm 2017, Thành Long là ngôi sao có cát-xê cao nhất làng giải trí Trung Quốc với số tiền lên đến 80 triệu NDT (hơn 275 tỷ đồng).
Hơn 30 năm theo đuổi nghiệp diễn xuất, Chân Tử Đan đã xây dựng được cho mình một đế chế phim ảnh mà khó có diễn viên nào thế hệ sau theo đuổi kịp. Ngoài những bộ phim trong nước, Chân Tử Đan còn tham gia nhiều dự án phim ở Hollywood, tổng cộng hơn 60 phim điện ảnh và gần 10 bộ phim truyền hình.
Chân Tử Đan được xếp vào hàng những ngôi sao võ thuật lợi hại nhất
Với thù lao cao ngất ngưởng, trung bình khoảng 35 triệu NDT/phim (tương đương 120 tỷ đồng), anh nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao được trả cát-xê cao nhất Trung Quốc.
Sau này, khi loạt phim Diệp Vấn của anh dần trở thành bom tấn của điện ảnh Hoa ngữ, vì thế, thù lao của Chân Tử Đan đã tăng vọt lên 12 triệu USD (gần 300 tỷ đồng) cho vai diễn trong Diệp Vấn phần 4.
Loạt phim "Diệp Vấn" bội thu giúp Chân Tử Đan nâng giá cát-xê lên gấp nhiều lần
Trong những năm gần đây, Chân Tử Đan là cái tên khẳng định chất lượng mỗi bộ phim anh tham gia, vì thế nhiều nguồn tin tiết lộ cát-xê của anh trong các phim điện ảnh sẽ không dưới 100 triệu NDT (khoảng 345 tỷ đồng).
Hồng Kim Bảo
Không giống với Thành Long, thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp của Hồng Kim Bảo là vào thập niên 60-80. Từ những năm 90, ông bắt đầu dần vắng bóng trên màn ảnh lớn, mặc dù vậy những bộ phim ông tham gia sau này vẫn gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.
Bộ ba Hồng Nguyên Bưu - Thành Long - Hồng Kim Bảo gây bão phòng vé một thời
Nhờ thân thủ cao cường và tận dụng ngoại hình đặc biệt của mình, ngay từ khi mới bắt đầu đóng phim, tiền lương của ông đã được trả 1500 NDT/tháng (tương đương 1,1 triệu đồng), thuộc hàng cao so với cát-xê diễn viên thời đó.
Sau đó, Hồng Kim Bảo bất ngờ rơi vào bế tắc vì không kí tiếp hợp đồng với công ty Golden Harvest. Trong lúc tuyệt vọng nhất, Hồng Kim Bảo đã phải vay ông chủ cũ của mình là Hà Quan Xương 4000 NDT (số tiền rất lớn thời đó).
Ở tuổi 64, Hồng Kim Bảo vẫn cho ra mắt tác phẩm "Ông nội đặc công" năm 2016
Vì nhớ ơn người này, sau khi thành công với loạt phim Long tranh hổ đấu, Thất tiểu phúc, Ngôi sao may mắn…, Hồng Kim Bảo vẫn tiếp tục làm việc với Hà Quan Xương và chỉ yêu cầu trả cho ông mức lương 4 triệu NDT (hơn 300 triệu đồng). Trong khi đó, có rất nhiều công ty đã chào mời nam diễn viên với giá 12 - 14 triệu NDT.
Ít ai biết rằng huyền thoại Lý Tiểu Long chính là người đã đưa chữ “kungfu” vào từ điển tiếng Anh, nhờ hàng loạt bom tấn võ thuật gay cấn và hấp dẫn không kém bất cứ bộ phim Hollywood đình đám nào. Đầu những năm 1970, Lý Tiểu Long tạm biệt nước Mỹ, quay về Hong Kong để phát triển sự nghiệp theo lời của người bạn tri kỷ là Tiểu Kỳ Lân.
Huyền thoại Lý Tiểu Long đã đưa võ thuật Trung Hoa vươn ra thế giới
Thế nhưng tại đây, công ty Thiệu Thị chỉ đề nghị trả cho anh 2.000 USD cho mỗi tập phim, tổng số tiền sẽ rơi vào 70.000 USD khi hoàn thành một bộ phim, kèm theo đề nghị ký hợp đồng lâu dài với nam diễn viên họ Lý.
Nguyên nhân nằm ở việc chủ Thiệu Thị, ông Thiệu Dật Phu cho rằng đây là cái giá khá hấp dẫn đối với một diễn viên chưa có vai chính trong bất kỳ bộ phim nào của Hollywood trước đó.
Lý Tiểu Long đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim sau này
Cuối cùng, cả hai bên đều không đạt được thỏa thuận, Lý Tiểu Long đã quay sang đầu quân cho công ty Gia Hòa. Công ty này đã sớm nhận ra tài năng của tài tử, họ chấp nhận bỏ ra tới 15.000 USD để có được ngôi sao kungfu.
Theo Dân Việt