Muốn bánh chưng ngày Tết không bị thiu, mốc hỏng chị em đừng bỏ qua những cách bảo quản này

Thời tiết ấm áp dịp Tết khiến bánh chưng dễ bị mốc, hỏng vì thế chị em cần biết cách bảo quản.

Muốn bánh chưng ngày Tết không bị thiu, mốc hỏng chị em đừng bỏ qua những cách bảo quản này-1

Muốn bánh chưng để được lâu thì cần phải chuẩn bị từ khâu gói đến làm bánh. Khi gói bánh, lá dong phải được rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước. Sau khi luộc xong, vớt bánh chưng ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Cần rửa sạch như vậy để tránh bị ẩm mốc.

Sau khi bánh ráo nước, xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn và phẳng đều trong vài giờ. Bánh không được ép thường sẽ nhão và dễ thiu.

Sau đó, bánh được để ở chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản giúp tránh bị mốc và ôi thiu. Nếu trời lạnh dưới 20 độ C thì bánh có thể để được hơn 1 tuần.

Muốn bánh chưng ngày Tết không bị thiu, mốc hỏng chị em đừng bỏ qua những cách bảo quản này-2

Do bánh chưng dễ bị thiu mốc vì thời tiết ngày Tết thường có nắng, nên bắt buộc bánh chưng vẫn phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù cách này khiến bánh nhanh bị cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.

Muốn bánh chưng ngày Tết không bị thiu, mốc hỏng chị em đừng bỏ qua những cách bảo quản này-3
Do bánh chưng dễ bị thiu mốc vì thời tiết ngày Tết thường có nắng, nên bắt buộc bánh chưng vẫn phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù cách này khiến bánh nhanh bị cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng.

Bánh để tủ lạnh có thể dùng đến đâu, bóc vỏ rồi cắt đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến thì bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để bánh không bọc gì sẽ rất nhanh khô, cứng và có bị ám mùi của các thực phẩm khác.

Khi lấy bánh ra, bạn nên chiên lại bằng dầu mỡ hoặc hấp lại bằng nồi thổi xôi hoặc đơn giản nhất là đem hấp lại.

Muốn bánh chưng ngày Tết không bị thiu, mốc hỏng chị em đừng bỏ qua những cách bảo quản này-4

- Không làm quá nhiều bánh vì gói bánh với số lượng nhiều, để dài ngày rất dễ bị mốc, gây lãng phí.

- Không ăn bánh đã bị mốc. Nhiều người thấy bánh mốc lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, người dân không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.

Theo Khám Phá


bánh chưng

Tin tức mới nhất