Cuối năm Âm lịch, mỗi gia đình Việt Nam đều làm mâm cơm dâng tổ tiên, thần linh trong nghi lễ gọi là cúng tất niên, sau đó mọi người sẽ quây quần bên nhau thụ lộc để tiễn biệt năm cũ.

Nên cúng tất niên vào ngày nào?

Cúng tất niên là một trong những nghi thức quan trọng dịp Tết Nguyên đán nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới, được tiến hành vào những ngày cuối năm Âm lịch, thường là chiều 30 Tết (những năm thiếu thì sẽ được tổ chức vào ngày 29 Tết).

Năm nay, ngày 30 Tết sẽ rơi vào thứ Sáu 9/2/2024 Dương lịch.

Một số gia đình thường tổ chức cúng tất niên sớm hơn, có thể là ngày 26, 27, 28 hoặc 29 tháng Chạp. Nhìn chung, thời gian tốt nhất để cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng của năm cũ.

Để chuẩn bị cúng tất niên, gia chủ trang trí bàn thờ với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến, hoàn tất việc trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất… Khi hạ lễ, mọi người sum vầy bên mâm cơm, sau đó cùng chuẩn bị cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới.

Nên cúng tất niên 2024 vào ngày nào?-1
Nên cúng tất niên vào ngày nào? (Ảnh: Xưởng gốm Bát Tràng)

Mâm cỗ cúng tất niên gồm những gì?

Trong mâm cúng tất niên, hương và đèn là 2 vật không thể thiếu. Hương tượng trưng cho các vì sao, kết nối giữa âm với dương, còn đèn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời nên thường trên bàn thờ sẽ có đủ 2 cây đèn.

Một lễ không thể thiếu trong mâm cúng tất niên là mâm ngũ quả, gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.

Mâm này không được dùng quả giả; các loại quả đều phải ăn được và thông dụng, đẹp mắt, không bị sâu hoặc dập. 

Các món ăn trên mâm cỗ mặn sẽ được làm thịnh soạn hơn rất nhiều so với ngày thường; tùy thuộc vào văn hóa vùng miền mà có những món khác nhau.

Người miền Bắc, nhất là người Hà Nội, thường chuẩn bị mâm cơm cúng rất chu toàn và tỉ mỉ với nhiều món ăn truyền thống như gà luộc, canh măng, miến xào, nem, xôi, bánh chưng, dưa muối.

Người miền Trung thường không quá cầu kỳ, tỉ mẩn như người Bắc, các món ăn cúng tất niên được nấu nướng khá đơn giản nhưng mâm cỗ vẫn rất đầy đặn, thường có giò lụa, thịt gà, thịt heo, bánh chưng, bánh tét kèm với đĩa hành muối.

Còn ở miền Nam, do thời tiết ngày Tết nóng hơn nên thực đơn cúng tất niên thường có canh khổ qua, chả giò, thịt kho trứng, bánh tét ăn kèm với củ kiệu.

Mâm cúng tất niên có thể là món mặn hoặc món chay. Trên bàn thờ chỉ sử dụng hoa tươi, trái cây tươi, một ít tiền vàng mã tượng trưng. 

Nếu cúng chay, mâm cỗ tất niên có thể gồm các món sau: Rau củ xào chay, canh rau củ nấu chay, đậu phụ chiên xào nấm tươi, miến xào chay, giò - chả chay, xôi gấc, đậu hũ kho, củ sen kho, nấm kho ngũ vị, các món cuốn...Cuối năm Âm lịch, mỗi gia đình Việt Nam đều làm mâm cơm dâng tổ tiên, thần linh trong nghi lễ gọi là cúng tất niên, sau đó mọi người sẽ quây quần bên nhau thụ lộc để tiễn biệt năm cũ.

Mâm cúng tất niên có thể là món mặn hoặc món chay. Trên bàn thờ chỉ sử dụng hoa tươi, trái cây tươi, một ít tiền vàng mã tượng trưng. 

Nếu cúng chay, mâm cỗ tất niên có thể gồm các món sau: Rau củ xào chay, canh rau củ nấu chay, đậu phụ chiên xào nấm tươi, miến xào chay, giò - chả chay, xôi gấc, đậu hũ kho, củ sen kho, nấm kho ngũ vị, các món cuốn...

Theo VTC