1. Nhà Thanh
Lễ sắc phong hoàng hậu của triều Thanh nếu phô trương nhất chính là cảnh Na Lạp Thị Hoàng hậu mặc hết lớp trang phục này đến lớp trang phục khác cùng vô số trang sức kèm theo. Giống như màn sắc phong của Như Ý trong Như Ý Truyện vô cùng công phu và hoành tráng.
Trong phim, Như Ý (Châu Tấn) được tuyên đọc chiếu chỉ lập hậu ở cung của mình, trao kim sách và phượng ấn. 4 cung nữ hầu hạ hoàng hậu thay trang phục. Sau đó, nàng được trải thảm hoa từ Đại Thanh môn, qua Thiên An môn cho đến Hậu cung. Hoàng hậu là người duy nhất được hưởng đặc quyền này.
2. Thời Tống
Tiếp theo là lêc sắc phong Tào Hoàng hậu của triều Tống. Qua sự tái hiện trong phim Thanh Bình Lạc có thể thấy đoàn làm phim thật sự quá dụng tâm về khoản đầu tư trang phục. Về cơ bản gần như khôi phục nguyên mẫu và tái hiện một cách chân thức những chi tiết trong lịch sử lịch sử về việc sắc phong ngôi vị cho Tào hoàng hậu (Giang Sơ Ảnh).
3. Nhà Đường
Nghi lễ sắc phong hoàng hậu của triều Đường được tái hiện rõ nét qua màn phong hậu cho Võ Mỵ Nương (Phạm Băng Băng) trong Võ Mỵ Nương Truyền kỳ (2014). Phạm Băng Băng trong phim đã đội trên đầu bộ tóc giả nặng hơn chục kg, nhìn thôi cũng thấy nóng. Ngoài ra, nghi lễ đăng cơ hoàng hậu cũng được dàn dựng vô cùng hoành tráng và hoa lệ.
4. Nhà Nguyên
Lễ phong hậu của Tề hoàng hậu triều Nguyên lại có một chút đặc biệt. Nó được tái hiện qua bộ phim truyền hình Hàn Quốc miêu tả câu chuyện về thời nhà Nguyên. Mặc dù phân cảnh lễ sắc phong được dàn dựng khá hoành tráng, nhưng về phần lễ phục, đặc biệt là mũ (triều quan) của hoàng hậu thì lại có phần hơi đơn giản.
5. Nhà Hán
Trong nghi thức sắc phong Hoàng hậu Vệ Tử Phu của Hán Vũ Đế, nàng mặc Hán phục Hán màu đỏ, đội vương miện hình phượng bằng vàng. Vệ Tử Phu thuộc thời nhà Hán và là triều đại lâu đời nhất trong số 5 triều đại, cho nên về khoản trang phục tối giản hơn rất nhiều so với những triều đại khác.
Hà Trần
Theo Vietnamnet