Anne Frank (1929-1945), bé gái 13 tuổi người Do Thái từng gây chấn động thế giới với cuốn nhật ký ghi lại những trải nghiệm, suy nghĩ, câu chuyện người thực - việc thực của cô bé trong hành trình chạy nạn cùng gia đình thoát khỏi cuộc tàn sát của phát xít Đức. Nhật ký của Anne được cha cô tìm thấy trong căn gác áp mái ở Hà Lan khi gia đình họ ở ẩn tại đây.
Năm 1947, cuốn "Nhật ký Anne Frank" được xuất bản lần đầu bao gồm nhiều đoạn trích từ cuốn nhật ký của cô bé đã thu hút sự chú ý của công chúng. Về sau, cuốn sách được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. UNESCO xếp hạng "Nhật ký Anne Frank" là một trong 10 cuốn sách được đọc rộng rãi nhất trên thế giới.
Mẹ Teresa (1910 - 1997) hay còn được biết đến là Thánh Teresa, là người sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái năm 1950. Từ năm 1970, Mẹ Teresa còn nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo. Năm 1979, bà nhận Giải Nobel Hòa Bình cho các hoạt động thiện nguyện của mình.
Aung Sang Suu Kyi (1945), nữ chính trị gia người Myanmar được người dân nơi đây ưu ái gọi là "Mẹ Suu", là một trong những người phụ nữ châu Á nổi tiếng thế giới. Năm 2014, tạp chí Forbes xếp hạng Aung Sang Suu Kyi đứng thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất. Bà cũng nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1991 với lời bình: "Những đấu tranh của Aung Sang Suu Kyi là minh chứng điển hình cho sự dũng cảm của người châu Á trong những thập kỷ vừa qua."
Nữ vận động viên huyền thoại làng quần vợt Mỹ, Billie Jean King (1943) đã giành 20 danh hiệu Wimbledon. Trận đấu làm nên tên tuổi của bà là trận đấu lịch sử "Battles of the Sexes" (tmj dịch là Trận đấu giới tính) năm 1973 khi bà đánh bại nam vận động viên Bobby Riggs.
Công nương Diana (1961 - 1997), vợ thứ nhất của Thái tử Charles, thân vương xứ Wales. Sinh thời, bà nổi tiếng là vương phi được người dân yêu quý bởi tấm lòng nhân đạo và các hoạt động thiện nguyện.
Vài tháng sau khi qua đời do tai nạn ô tô, công nương Diana được trao giải Nobel Hòa Bình.
Benazir Bhutto (1953 - 2007) là thủ tướng thứ 11 của Pakistan (nhiệm kỳ 1993 - 1996). Bà là nữ thủ tướng đầu tiên của một nhà nước Hồi giáo, có công chấm dứt chế độ độc tài quân sự và đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho nữ giới ở quốc gia này. Năm 2007, Benazir qua đời vì bị ám sát.
Michelle Obama (1964), phu nhân của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama nổi tiếng không chỉ trên cương vị là đệ nhất phu nhân Mỹ một thời, mà còn bởi những đóng góp trong các hoạt động xã hội. Trong suốt 2 thời kỳ đương nhiệm của cựu Tổng thống Obama, bà được biết đến là cố vấn không chính thức của chồng ở Nhà trắng. Những góp ý của bà đã ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định mà ông Obama từng đưa ra khi còn là Tổng thống Mỹ.
Nhà thiện nguyện kiêm bà trùm truyền thông nổi tiếng của Mỹ, Oprah Winfrey (1954) không chỉ tượng trưng cho quyền lực của nữ giới ở xứ sở cờ hoa mà còn là biểu tượng của tấm lòng nhân hậu và sự nỗ lực, vươn lên không ngừng nghỉ. Sinh ra khi bố mẹ chỉ là trẻ vị thành niên, không kết hôn và gia cảnh nghèo khó, nhưng địa vị xuất thân không làm chùn bước Oprah trên con đường gây dựng sự nghiệp và tên tuổi. Tổng biên tập tạp chí Seven từng nói về bà: "Oprah là mẫu người khi đã thành công thì sẽ chia sẻ nó với những người cần nó nhất quanh mình. Đó là lý do cô ấy là một người hùng trong mắt tôi và tất cả mọi người, một hình mẫu vĩ đại".
Florence Nightingale (1820 - 1910), còn được biết đến là "Người phụ nữ với cây đèn", có công mở đường cho sự thành lập Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế. Với y học nói chung, ngành điều dưỡng nói riêng, sự đóng góp của Florence vô cùng to lớn.
Nữ hoàng nhạc Pop Madonna không chỉ nổi tiếng trong làng giải trí thế giới mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác. Bà là ca sĩ tiên phong trong việc phá bỏ giới hạn nội dung ca từ trong văn hóa âm nhạc đại chúng. Những sản phẩm âm nhạc của Madonna được đón nhận nồng nhiệt mặc dù gây nhiều tranh cãi.
Mary Quant (1934), nhà thiết kế thời trang người Anh có sức ảnh hưởng lớn đến làng mốt thế giới. Bà là người tiên phong trong cuộc cách mạng về trang phục, là "mẹ đẻ" của loại quần miniskirt (quần ngắn đến đùi) rất được ưa chuộng ngày nay.
Coco Chanel (1883 - 1971), biểu tượng huyền thoại của làng mốt thế giới đã khẳng định tên tuổi và uy quyền của phái nữ trong ngành công nghiệp thời trang. Bà chính là người sáng tập thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng Chanel.
Diana Vreeland (1903-1989), nữ biên tập viên huyền thoại của thế kỷ 20, từng làm việc cho tạp chí Bazaar Harper (1937-1962) và Vogue (1963-1971).
Không chỉ khẳng định tên tuổi của mình, Diana Vreeland còn là người có công phát hiện nhiều người mẫu có tiềm năng, giúp họ trở thành những siêu mẫu đắt giá trong làng mốt thế giới, như Marisa Berenson - siêu mẫu được trả cát-sê cao nhất ở thập niên 1960; Jean Shrimpton - gương mặt của thập niên 1960.
George Sand (1804-1876), một trong những nữ văn sĩ nổi tiếng nhất nước Pháp ở thế kỷ 19 với những tác phẩm có nội dung bứt phá mạnh mẽ về tư tưởng.
Trong cuộc sống riêng tư, bà được biết đến là người phụ nữ đầy sáng tạo với lối sống phóng túng, từng gây sốc khi diện trang phục nam ở chốn công cộng. Có lẽ bởi vậy mà những "đứa con tinh thần" của bà có một phong cách rất riêng thu hút độc giả.
Margaret Thatcher (1925-2013) là cố thủ tướng Anh nhiệm kỳ 1975-1979. Bà là nữ thủ tướng duy nhất tại Anh tính đến thờ điểm hiện tại. Margaret còn nổi tiếng là "người đàn bà thép", có nhiều người ủng hộ nhưng cũng có vô số người chống đối. Năm 2002, bà lọt top 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất mọi thời đại do BBC bình chọn.
Katharine Hepburn (1907-2003), nữ diễn viên huyền thoại của điện ảnh Mỹ nổi tiếng với những vai diễn mạnh mẽ, cá tính, phong cách ăn vận menswear (kiểu trang phục cấm kỵ của phái đẹp ở thời điểm đó).
Nữ hoàng khối thịnh vượng chung Anh, Elizabeth II (1926) là một trong những người phụ nữ quyền lực nổi tiếng nhất thế giới. Cho tới nay, bà là nữ hoàng trị vị lâu đời nhất ở Anh. Ngày 6/2 vừa qua, hoàng gia Anh đã tổ chức lễ kỷ niệm mừng 65 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2016 kiêm phu nhân của Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Hillary Clinton (1947) nổi tiếng với nhiều hoạt động trong lĩnh vực chính trị. Mặc dù thất bại trong cuộc đưa vào Nhà trắng vừa qua, nhưng bà vẫn được biết tới là người phụ nữ quyền lực đáng nể, giành được nhiều giải thưởng trong các lĩnh vực hoạt động liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Nữ diễn viên người Anh, Audrey Hepburn (1929 - 1993) là biểu tượng của điện ảnh và thời trang thế giới. Viện phim Mỹ bình chọn bà ở vị trí thứ 3 trong danh sách những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử chiếu bóng Hoa Kỳ.
Marie Curie (1867-1934) là nhà vật lý- hóa học mang hai dòng máu Ba Lan - Pháp. Bà là người đầu tiên đạt hai giải thưởng Nobel ở hai lĩnh vực khác nhau: vật lý và hóa học. Các ác công trình nghiên cứu của bà đóng góp rất nhiều cho nhân loại, đặc biệt là nghiên cứu về tính phóng xạ.