Quốc tế Thiếu nhi 1/6 là ngày lễ vì trẻ em, vì thế hệ tương lai của đất nước. Nhân dịp này, hầu hết các gia đình đều giành thời gian đưa con cái đi chơi, ăn uống, xem phim... Hành động này như một lời nhắc nhở mọi người hãy bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn.

Tuy nhiên trong cuộc sống, đâu phải đứa trẻ nào sinh ra cũng may mắn có được cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều trẻ em thiệt thòi phải tự mình bươn chải lo toan gáng nặng mưu sinh ngoài đường thay vì được bố mẹ bao bọc.

Với những đứa trẻ gắn liền với tuổi thơ cơ cực, thì có lẽ khái niệm về Tết thiếu nhi đã trở nên quá mơ hồ. Hình ảnh về những đứa trẻ vất vả mưu sinh kiếm từng bạc lẻ ngoài đường nhờ công việc bán vé số, bánh mỳ, cái bút... rồi thỉnh thoảng đánh mắt nhìn bạn bè cùng trang lứa được bố mẹ bồng bế đi chơi khiến người xem không khỏi chạnh lòng.
 


Bức ảnh với sự đối lập lớn. Hình ảnh đáng thương của một cậu bé bán bánh tráng tại cầu Đạo (Đà Lạt) khiến người ta không khỏi thương xót, chạnh lòng. Được biết, cậu bé tên là Trần Văn Giàn. Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, ngày nào cũng như ngày nào sáng đi học chiều về em lại tranh thủ đi bán bánh phụ giúp bố mẹ.
 


Hay hình ảnh bé Quốc Đạt ngủ lề đường cùng bố mẹ mưu sinh mỗi ngày khiến người xem không khỏi mủi lòng, xúc động những ngày qua.
 


Cô bé Võ Ngọc Ân (5 tuổi) không còn là hình ảnh xa lạ với người dân sống gần chợ Bến Thành (Q.1 - TP HCM). Dù bị mất cả hai tay, song hàng ngày em vẫn cùng bà nội đi bán vé số.
 


Ở cái độ tuổi mà đáng nhẽ phải được đến trường học tập như bạn bè cùng trang lứa, nhưng với cậu bé Nguyến Thanh Tâm (7 tuổi) đến từ Long An lại vô cùng éo le. Tâm mồ côi mẹ từ nhỏ và đang ở với bà ngoại. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cho đến hiện tại cậu vẫn chưa được đến trường. Công việc của em là hàng ngày cùng người bà đã lớn tuổi đi bán vé số.
 


May mắn hơn Thanh Tâm, Đặng Hoàng Linh (9 tuổi) đến từ Bình Dương được đến trường học tập. Tuy nhiên, việc đi học của em lại vô cùng gian truân, trường học cách xa nhà may mắn gặp bạn thì em nhờ cho quá giang, không thì một mình lóc cóc đi bộ. Ngoài thời gian đến trường, Linh còn tranh thủ đi bán vé số phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập.

 


Hình ảnh người anh lớn ẵm em nhỏ xin ăn tại chùa Phổ Quang (quận Tân Bình) khiến người qua đường không khỏi xót thương.
 


Hình ảnh người mẹ tần tảo nuôi 3 con thơ bằng nghề thu gom rác thải đến từ TP HCM.
 


Cô bé Nguyễn Thị Ngọc Huyền khi sinh ra đã phải chịu đau đớn bởi căn bệnh bại não. Do gia đình neo người không ai chông nom, hàng ngày em vẫn ngồi xe lăn theo mẹ đi bán nhang trước đường vào chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn).
 


Cuộc sống mưu sinh dưới bùn lầy của những đứa trẻ sinh ra đã phải chịu gánh nặng lo toan cuộc sống.
 


Mỗi bức ảnh là một câu chuyện về số phận éo le của những đứa trẻ kém may mắn trong cuộc sống.
 

Hải Vân
Theo Vietnamnet