Ấn Độ: Chỉ cô dâu mới đeo nhẫn cưới ở chân
Nghi thức đeo nhẫn ở chân trong đám cưới Ấn Độ. Ảnh: Garland Magazine
Đeo nhẫn ngón chân trong tiếng Hindi là bichiya, là nghi thức rất được nét văn hóa truyền thống tại đất nước Ấn Độ. Đây được xem là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu và cũng là cách nhận biết trạng thái đã kết hôn của người phụ nữ.
Những chiếc nhẫn đeo ở chân đóng vai trò như những nhẫn cưới được đeo ở ngón tay tại các nước phương Tây, tuy nhiên phong tục này chỉ diễn ra ở cô dâu, còn chú rể không cần đeo chúng.
Những chiếc nhẫn được làm bằng bạc và đeo theo từng cặp ở ngón chân thứ hai của cả 2 bàn chân. Chúng được các nghệ nhân chế tác rất công phu với những thiết kế bắt mắt và giờ đây cũng cố gắng thay đổi cập nhật cho đám cưới hiện đại thời bây giờ.
Một bộ nhẫn đeo chân có thể đeo trên 4 ngón chân, ngoại trừ ngón út. Bên cạnh đó, "bichiya" không được phép làm bằng vàng vì theo đạo Hindu, vàng là kim loại quý và tượng trưng cho Lakshmi (Nữ thần của sự giàu có) nên không được phép đeo vàng ở dưới thắt lưng.
Đeo nhẫn ở chân thể hiện tình yêu vĩnh cửu. Ảnh: invisible-lens
Ấn Độ: Người phụ nữ đeo nhẫn ở chân cho đến khi người chồng, người anh qua đời mới được tháo
Theo truyền thống, chiếc nhẫn đeo ngón chân cái thể hiện tình trạng đã kết hôn của một người phụ nữ, nên đó cũng là lý do các cô gái chưa chồng cấm đeo nhẫn ở ngón cái. Hiện nay, các cô gái cũng không được đeo nhẫn trước khi kết hôn.
Nhẫn "bichiya" còn tượng trưng cho địa vị của cô gái trong 2 vai trò vừa là em gái vừa là một người vợ. Cô gái đeo hai bộ nhẫn ở mỗi bàn chân: một cho anh trai và một cho chồng.
Khi chồng hoặc anh trai cô gái qua đời thì một trong 2 bộ sẽ được tháo ra. Có thể hiểu, chồng cô gái qua đời thì anh trai cô ấy sẽ thay mặt để bảo vệ.
Nghi thức "bichiya" được xem là biểu tượng quan trọng của hôn nhân đối với phụ nữ Ấn Độ. Ảnh: Doodleart Studios
Nghi thức này bắt nguồn từ truyền thuyết sử thi Ramayana, khi nàng Sita bị con quỷ Ravana ở đảo Lanka bắt cóc về làm vợ, trên đường nàng ấy đã ném chiếc nhẫn đeo trên ngón chân để làm dấu và vì thế vua Rama mới cứu được nàng.
Ở vùng Uttar Pradesh và Bihar, "bichiya" được xem là một trong những biểu tượng quan trọng nhất của hôn nhân. Phụ nữ được khuyến khích đeo chúng như một món trang sức với nhiều họa tiết khác nhau như hoa lá, cá, cây cỏ,...
Đeo nhẫn ở chân tốt cho sức khỏe. Ảnh: pinterest
Những chiếc nhẫn đeo ở ngón chân hoàn toàn có thể điều chỉnh được, dễ dàng tháo ra. Theo một số nhà khoa học, đeo nhẫn ở chân có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như:
- Việc đeo nhẫn ngón chân sẽ tác động lên một số dây thần kinh liên quan đến hệ thống sinh sản, giúp cân bằng và khỏe mạnh.
- Bằng cách đeo nó ở cả hai chân, người ta tin rằng sẽ giúp chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ đều đặn, có lợi cho việc thụ thai đối với phụ nữ đã lập gia đình
- Vì bạc là một chất dẫn tốt, nó cũng hấp thụ năng lượng từ Trái Đất và truyền vào cơ thể giúp tinh thần sảng khoái.
Theo Dân Việt