Vì sao “đừng mua thịt lợn sớm, đừng mua đậu phụ muộn”

Vào thời xưa, thịt lợn là loại thực phẩm xa xỉ có giá khá đắt và muốn mua cần có tem phiếu, nhiều gia đình có khi cả tháng mới dám mua vài ba lần. Cũng vì thế mà người bán hay tiếc và giữ lại những miếng thịt ế từ ngày hôm trước để bảo quản lại rồi mang bán cho khách vào sáng sớm hôm sau.

Nếu đi vào phiên chợ sáng sớm và không để ý kỹ, người mua rất dễ vớ nhầm thịt lợn ế vì người bán để lẫn cả thịt mới và thịt cũ. Câu “không mua thịt lợn sớm” là do lẽ đó.

Tuy nhiên, nói thế cũng không có nghĩa là nên đi mua thịt lợn lúc quá muộn mới tốt. Thịt lợn thường được giết mổ vào sáng sớm, tới chiều tối có thể miếng thịt đã bị ôi, không còn tươi nữa rồi.

Người bán không bao giờ tiết lộ: Chớ mua thịt lợn sớm, tránh mua đậu phụ muộn-1

Ngoài ra, nhiều người nói “không mua đậu phụ muộn” bởi loại thực phẩm này thường được làm buổi sáng sớm hoặc đầu giờ chiều. Nếu mua quá muộn thì chất lượng đậu phụ đã không còn tốt.

Đặc biệt đậu phụ có chứa lượng nước lớn cùng nhiều dưỡng chất khác – là môi trường lý tưởng để các vi ѕinh vật ѕinh sôi. Nếu để lâu, đậu phụ có tҺể ѕinh ra loại vi khuẩn có tên clostridium botulium, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Cách chọn mua thịt lợn tươi, ngon

- Khi mua chị em cần quan sát bên ngoài của thịt lợn. Thịt lợn còn tươi là thịt có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se còn mỡ có màu trắng sáng. Thịt ôi sẽ có màu nhợt nhạt, khi sờ vào bề mặt thịt thì thấy có nhớt, mỡ tối màu.

- Nếu cầm miếng thịt ngửi mà thấy có mùi tanh, hôi thì miếng thịt đã ôi không nên mua. Còn nếu thịt có mùi thơm đặc trưng của thịt lợn thì thịt đó còn tươi.

 - Ngoài ra, chị em cần tránh mua thịt đã có màu xanh nhạt, thâm đen, thịt có những hạt trắng lấm tấm có thể là thịt lợn gạo.

Cách chọn mua đậu phụ ngon

- Đậu phụ ngon sẽ có mùi thơm đặc trưng, nhìn bên ngoài thấy màu trắng ngà. Nếu như miếng đậu phụ có màu ngả vàng hơn thì cẩn thận có nhiều thạch cao.

- Khi mua nên dùng tay ấn nhẹ mà thấy mềm thì nên chọn, còn nếu ấn vào mà cứng, cầm lên nặng thì có thể đã bị hỏng.

Theo Khoevadep