Ngay khi biết tin con gái bị tai nạn, ông Đào Duy Hiển lập tức bắt xe từ nhà (Tam Điệp, Ninh Bình) lên Hà Nội. Con gái của ông là Đào Thị Oanh, sinh viên năm thứ 3 ngành Tài chính, Đại học Kinh doanh & Công nghệ. Giữa cơn dông lốc chiều 13/6, Oanh đã tử vong do bị cây đổ, đè lên người trên đường đi thi về, ở đoạn chợ Mơ (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Trong ngày nhiều tuyến đường tại Hà Nội ngổn ngang cây cối, mãi đến gần 12h đêm, gia đình mới có thể đưa thi thể của Oanh về đến quê nhà.
Ông Hiển bên bàn thờ con gái xấu số.
Sự ra đi của cô gái xinh đẹp, ngoan hiền khiến cho gia đình, bạn bè và hàng xóm không khỏi bàng hoàng. Nhiều bạn cùng lớp Oanh đã về nhà cô ngay trong đêm 13/6. Có người bạn ở Nghệ An cũng lập tức bắt xe ra Ninh Bình khi biết tin.
Khi chúng tôi về đến chợ Sáng (thị xã Tam Điệp), nhiều người dân ở chợ vẫn chưa hết xót xa cho cô gái xấu số. "Cô bé xinh xắn nhưng rất dễ gần, luôn hòa nhã trong cách ứng xử với những người xung quanh" - một người hàng xóm chia sẻ. Mẹ buôn bán ở chợ Sáng nên khi biết tin Oanh mất đột ngột ở trên Hà Nội, nhiều người không tin đó là sự thật.
Nhà của Oanh nằm sâu trong con ngõ đằng sau chợ Sáng. Sau một ngày chật kín người thăm viếng, đến hơn 10h đêm, chỉ còn ông Hiển ngồi bần thần bên di ảnh của con.
Ba ngày trước, cả gia đình còn sum họp. Sau đó, Oanh trở lại trường để thi học kỳ. Ông Hiển không ngờ đó là lần cuối cùng hai cha con được gặp nhau.
Trong khi bà Tạ Thị Hiền - mẹ của Oanh - gần như ngất lịm khi nghe tin con gái bị tai nạn qua điện thoại. Qua lời chị gái Oanh, mới buổi chiều em gái còn gọi điện cho mẹ, thông báo vừa thi xong. Oanh còn hứa, thi xong một môn nữa sẽ về quê nghỉ hè. Vậy mà chỉ mấy tiếng sau, gia đình nhận tin dữ. Ông Hiển khi ấy đang ở quê xây mộ cho tổ tiên, vẫn cố giữ được sự cứng rắn của người lính, lập tức bắt xe khách lên Hà Nội.
Trong một góc căn nhà khói hương nghi ngút, người đàn ông tuổi ngũ tuần tiều tụy đi nhiều. Cầm trên tay bộ ấm chén được Oanh mua tặng trong chuyến đi Bát Tràng, ông Hiển gọi đó là kỷ vật ý nghĩa nhất của hai cha con. Đôi mắt rưng rưng, tay nhấc chén nước, người cha nâng lên rồi lại đặt xuống như đang hình dung bóng dáng của cô con gái rượu.
"Khi mang món quà về nhà, Oanh pha ngay một ấm trà cho cha thưởng thức. Hạnh phúc khi có con gái, đôi khi chỉ đơn giản như vậy thôi" - ông Hiển ngậm ngùi.
Bộ ấm chén Bát Tràng - món quà kỷ niệm Oanh mua tặng cho cha.
Trước đó, khi xảy ra tai nạn, người qua đường đã đưa Oanh vào Bệnh viện Thanh Nhàn và dùng điện thoại của cô gọi cho những người thân. Anh rể của Oanh là Nguyễn Văn Giám, đang làm việc tại Cầu Giấy, tức tốc đến bệnh viện. Là người thân đầu tiên chứng kiến thi thể của Oanh, anh Giám vẫn không thôi ám ảnh.
"Chắc sợ người nhà lo lắng nên khi gọi điện cho tôi, bác sĩ chỉ bảo Oanh đang cấp cứu. Nhưng khi đến nơi, tôi biết em vợ đã không qua khỏi. Mới buổi sáng, em còn gọi điện cho tôi thông báo sẽ mang váy mới về cho chị mặc" - anh Giám chia sẻ.
Anh Giám, người thân đầu tiên có mặt ở bệnh viện.
Ngoại trừ anh Giám lúc đó đang ở Hà Nội, mọi thành viên trong gia đình Oanh đều không thể hình dung nổi mức độ khủng khiếp của cơn dông lốc chiều 13/6 tại thủ đô.
Việc mất đi người thân vì một tai nạn thiên nhiên là cú sốc lớn đối với gia đình. Mặc dù vậy, ông Hiển không đòi hỏi trách nhiệm từ bất cứ ai, chỉ mong con gái ra đi được thanh thản.
"Đừng để ai mang em đi"
Trong một status cuối trên Facebook vào tối 5/6, Oanh viết:
"Anh từng nhắm mắt và tưởng tượng, nếu một ngày em biến mất. Anh đứng một mình. Chẳng ai vừa đấm vừa ôm anh. Chẳng ai càu nhàu với anh. Chẳng ai cho anh ăn rồi chỉ tập trung ăn mà không nói chuyện. Chẳng ai đi xem phim cùng anh mà cằn nhằn phim chán phèo. Chẳng ai yêu anh nữa, chẳng ai thương anh nữa. Độc ác là khi tất cả những thứ kia trở thành sự thật . Rồi anh mở mắt ra. Nhớ em da diết. Anh nhận ra thà để bị đấm, bị cằn nhằn, bị dỗi, chứ đừng để ai mang em đi ".
Những người bạn cho biết, Oanh viết status này khi đang giận bạn trai. Sau khi hai người làm lành được vài hôm, chuyện đau buồn ập đến. Cái chết cũng như những dòng tâm sự “định mệnh” của Oanh được chia sẻ lên mạng xã hội và nhiều người bày tỏ sự thương xót cô gái xinh đẹp này.
Trong ngày nhiều tuyến đường tại Hà Nội ngổn ngang cây cối, mãi đến gần 12h đêm, gia đình mới có thể đưa thi thể của Oanh về đến quê nhà.
Ông Hiển bên bàn thờ con gái xấu số.
Sự ra đi của cô gái xinh đẹp, ngoan hiền khiến cho gia đình, bạn bè và hàng xóm không khỏi bàng hoàng. Nhiều bạn cùng lớp Oanh đã về nhà cô ngay trong đêm 13/6. Có người bạn ở Nghệ An cũng lập tức bắt xe ra Ninh Bình khi biết tin.
Khi chúng tôi về đến chợ Sáng (thị xã Tam Điệp), nhiều người dân ở chợ vẫn chưa hết xót xa cho cô gái xấu số. "Cô bé xinh xắn nhưng rất dễ gần, luôn hòa nhã trong cách ứng xử với những người xung quanh" - một người hàng xóm chia sẻ. Mẹ buôn bán ở chợ Sáng nên khi biết tin Oanh mất đột ngột ở trên Hà Nội, nhiều người không tin đó là sự thật.
Nhà của Oanh nằm sâu trong con ngõ đằng sau chợ Sáng. Sau một ngày chật kín người thăm viếng, đến hơn 10h đêm, chỉ còn ông Hiển ngồi bần thần bên di ảnh của con.
Ba ngày trước, cả gia đình còn sum họp. Sau đó, Oanh trở lại trường để thi học kỳ. Ông Hiển không ngờ đó là lần cuối cùng hai cha con được gặp nhau.
Trong khi bà Tạ Thị Hiền - mẹ của Oanh - gần như ngất lịm khi nghe tin con gái bị tai nạn qua điện thoại. Qua lời chị gái Oanh, mới buổi chiều em gái còn gọi điện cho mẹ, thông báo vừa thi xong. Oanh còn hứa, thi xong một môn nữa sẽ về quê nghỉ hè. Vậy mà chỉ mấy tiếng sau, gia đình nhận tin dữ. Ông Hiển khi ấy đang ở quê xây mộ cho tổ tiên, vẫn cố giữ được sự cứng rắn của người lính, lập tức bắt xe khách lên Hà Nội.
Trong một góc căn nhà khói hương nghi ngút, người đàn ông tuổi ngũ tuần tiều tụy đi nhiều. Cầm trên tay bộ ấm chén được Oanh mua tặng trong chuyến đi Bát Tràng, ông Hiển gọi đó là kỷ vật ý nghĩa nhất của hai cha con. Đôi mắt rưng rưng, tay nhấc chén nước, người cha nâng lên rồi lại đặt xuống như đang hình dung bóng dáng của cô con gái rượu.
"Khi mang món quà về nhà, Oanh pha ngay một ấm trà cho cha thưởng thức. Hạnh phúc khi có con gái, đôi khi chỉ đơn giản như vậy thôi" - ông Hiển ngậm ngùi.
Bộ ấm chén Bát Tràng - món quà kỷ niệm Oanh mua tặng cho cha.
Trước đó, khi xảy ra tai nạn, người qua đường đã đưa Oanh vào Bệnh viện Thanh Nhàn và dùng điện thoại của cô gọi cho những người thân. Anh rể của Oanh là Nguyễn Văn Giám, đang làm việc tại Cầu Giấy, tức tốc đến bệnh viện. Là người thân đầu tiên chứng kiến thi thể của Oanh, anh Giám vẫn không thôi ám ảnh.
"Chắc sợ người nhà lo lắng nên khi gọi điện cho tôi, bác sĩ chỉ bảo Oanh đang cấp cứu. Nhưng khi đến nơi, tôi biết em vợ đã không qua khỏi. Mới buổi sáng, em còn gọi điện cho tôi thông báo sẽ mang váy mới về cho chị mặc" - anh Giám chia sẻ.
Anh Giám, người thân đầu tiên có mặt ở bệnh viện.
Ngoại trừ anh Giám lúc đó đang ở Hà Nội, mọi thành viên trong gia đình Oanh đều không thể hình dung nổi mức độ khủng khiếp của cơn dông lốc chiều 13/6 tại thủ đô.
Việc mất đi người thân vì một tai nạn thiên nhiên là cú sốc lớn đối với gia đình. Mặc dù vậy, ông Hiển không đòi hỏi trách nhiệm từ bất cứ ai, chỉ mong con gái ra đi được thanh thản.
"Đừng để ai mang em đi"
Trong một status cuối trên Facebook vào tối 5/6, Oanh viết:
"Anh từng nhắm mắt và tưởng tượng, nếu một ngày em biến mất. Anh đứng một mình. Chẳng ai vừa đấm vừa ôm anh. Chẳng ai càu nhàu với anh. Chẳng ai cho anh ăn rồi chỉ tập trung ăn mà không nói chuyện. Chẳng ai đi xem phim cùng anh mà cằn nhằn phim chán phèo. Chẳng ai yêu anh nữa, chẳng ai thương anh nữa. Độc ác là khi tất cả những thứ kia trở thành sự thật . Rồi anh mở mắt ra. Nhớ em da diết. Anh nhận ra thà để bị đấm, bị cằn nhằn, bị dỗi, chứ đừng để ai mang em đi ".
Những người bạn cho biết, Oanh viết status này khi đang giận bạn trai. Sau khi hai người làm lành được vài hôm, chuyện đau buồn ập đến. Cái chết cũng như những dòng tâm sự “định mệnh” của Oanh được chia sẻ lên mạng xã hội và nhiều người bày tỏ sự thương xót cô gái xinh đẹp này.
Theo Tri thức