Lan tràn nạn hiếp dâm và bạo lực
Theo báo Dailymail, các nhóm chính trị gia và các nhà hoạt động nhân quyền đã ghi nhận những cuộc tấn công tình dục đối với phụ nữ và trẻ em trong một trại tị nạn dành cho người nhập cư. Những báo cáo khác cho biết, thực trạng này đang lan tràn ở nhiều trại tị nạn khác, đã trở thành cơn ác mộng đối với rất nhiều số phận di cư.
Tại các trại tị nạn ở Đức, đàn ông, phụ nữ và trẻ em phải ngủ cạnh nhau trong lều, đại sảnh, hành lang mà không có ranh giới ngăn cách. Khu vực tắm, vệ sinh cũng không được tách riêng theo giới tính, thậm chí không có cả những tấm che đảm bảo cho sự riêng tư. Theo miêu tả của các nhân chứng với giới truyền thông, họ nghe thấy những tiếng thét thất thanh trong đêm khuya, thậm chí nhiều phụ nữ và bé gái bị cưỡng hiếp mà không dám hé răng tiết lộ vì sợ bị giết.
Theo báo Dailymail, rất nhiều đàn ông di cư thuộc cộng đồng người Hồi giáo, quan niệm rằng phụ nữ là “thứ gì đó thấp hèn”, nên đối xử thô bạo với phụ nữ không phải là “vấn đề gì lớn lao”.
Một bức tâm thư của tổ chức phụ nữ đã được gửi đến Bộ trưởng Bộ Hội nhập và Xã hội bang Hesse miêu tả các trại tị nạn đang lan tràn nạn hiếp dâm và bạo lực. Bức thư được gửi ngày 18.9 cho biết, ngay cả ban ngày, phụ nữ cũng không dám đi vòng quanh khu vực trại tị nạn. Thậm chí nhiều người không dám đi vệ sinh khi thấy vắng vẻ.
Không thể tiếp nhận ồ ạt
Những cảnh báo này được đưa ra sau khi hồi đầu tháng 9, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo tiếp nhận người di cư vào Đức sẽ có giới hạn.
Đức dự kiến sẽ nhận trên 1 triệu người di cư trong năm nay, nhưng một số thành phố đã phải vật lộn để đối phó với làn song di cư ồ ạt tràn vào khiến cơ sở vật chất và nhân viên tiếp nhận không xử lý kịp các yêu cầu tị nạn.
Trong tuyên bố mới nhất trước phiên họp Quốc hội Đức ngày 24.9, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng: “Các vấn đề và nguyên nhân khủng hoảng chỉ có thể được giải quyết cùng với các đối tác xuyên Thái Bình Dương như Mỹ, Nga và Trung Đông”. Bà Merkel nhấn mạnh sự cần thiết phải ổn định tình hình ở các nước, nơi người tị nạn đang đến EU.
Bên cạnh đó Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn dòng người di cư chảy vào lãnh thổ của Liên minh châu Âu. Bà Merkel nói: “Chỉ bằng cách làm việc cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, chúng ta mới có thể bảo vệ biên giới bên ngoài của mình”.
Một trong những nỗ lực để tháo ngòi cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, cuộc họp thượng đỉnh bất thường của lãnh đạo 28 nước châu Âu trong đêm muộn ngày 23.9 đã thống nhất chi thêm ít nhất 1 tỷ euro để hỗ trợ các trại tị nạn ở Cận Đông, đồng thời tăng cường bảo vệ biên giới châu Âu, để đối phó với làn sóng nhập cư.
Thông điệp chung của thượng đỉnh bất thường của EU, sau hơn 6 giờ thương lượng, là việc tiếp nhận người tị nạn không thể làm ồ ạt, và châu Âu cần bảo vệ đường biên giới của mình. Thượng đỉnh châu Âu muốn đưa ra một tiếng nói chung của khối 28 nước, sau nhiều tuần “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Tuy nhiên, ngay sau cuộc họp nói trên, Thủ tướng Đức Merkel cảnh báo chặng đường giải quyết khủng hoảng tị nạn còn “rất xa vời”.
Theo báo Dailymail, các nhóm chính trị gia và các nhà hoạt động nhân quyền đã ghi nhận những cuộc tấn công tình dục đối với phụ nữ và trẻ em trong một trại tị nạn dành cho người nhập cư. Những báo cáo khác cho biết, thực trạng này đang lan tràn ở nhiều trại tị nạn khác, đã trở thành cơn ác mộng đối với rất nhiều số phận di cư.
Điều kiện ngủ tập trung ở các trại tị nạn đã tạo điều kiện cho nạn hiếp dâm lộng hành.
Ảnh: DM
Ảnh: DM
Tại các trại tị nạn ở Đức, đàn ông, phụ nữ và trẻ em phải ngủ cạnh nhau trong lều, đại sảnh, hành lang mà không có ranh giới ngăn cách. Khu vực tắm, vệ sinh cũng không được tách riêng theo giới tính, thậm chí không có cả những tấm che đảm bảo cho sự riêng tư. Theo miêu tả của các nhân chứng với giới truyền thông, họ nghe thấy những tiếng thét thất thanh trong đêm khuya, thậm chí nhiều phụ nữ và bé gái bị cưỡng hiếp mà không dám hé răng tiết lộ vì sợ bị giết.
Theo báo Dailymail, rất nhiều đàn ông di cư thuộc cộng đồng người Hồi giáo, quan niệm rằng phụ nữ là “thứ gì đó thấp hèn”, nên đối xử thô bạo với phụ nữ không phải là “vấn đề gì lớn lao”.
Một bức tâm thư của tổ chức phụ nữ đã được gửi đến Bộ trưởng Bộ Hội nhập và Xã hội bang Hesse miêu tả các trại tị nạn đang lan tràn nạn hiếp dâm và bạo lực. Bức thư được gửi ngày 18.9 cho biết, ngay cả ban ngày, phụ nữ cũng không dám đi vòng quanh khu vực trại tị nạn. Thậm chí nhiều người không dám đi vệ sinh khi thấy vắng vẻ.
Không thể tiếp nhận ồ ạt
Những cảnh báo này được đưa ra sau khi hồi đầu tháng 9, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo tiếp nhận người di cư vào Đức sẽ có giới hạn.
Đức dự kiến sẽ nhận trên 1 triệu người di cư trong năm nay, nhưng một số thành phố đã phải vật lộn để đối phó với làn song di cư ồ ạt tràn vào khiến cơ sở vật chất và nhân viên tiếp nhận không xử lý kịp các yêu cầu tị nạn.
Trong tuyên bố mới nhất trước phiên họp Quốc hội Đức ngày 24.9, Thủ tướng Angela Merkel cho rằng: “Các vấn đề và nguyên nhân khủng hoảng chỉ có thể được giải quyết cùng với các đối tác xuyên Thái Bình Dương như Mỹ, Nga và Trung Đông”. Bà Merkel nhấn mạnh sự cần thiết phải ổn định tình hình ở các nước, nơi người tị nạn đang đến EU.
Bên cạnh đó Thủ tướng Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn dòng người di cư chảy vào lãnh thổ của Liên minh châu Âu. Bà Merkel nói: “Chỉ bằng cách làm việc cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, chúng ta mới có thể bảo vệ biên giới bên ngoài của mình”.
Một trong những nỗ lực để tháo ngòi cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu, cuộc họp thượng đỉnh bất thường của lãnh đạo 28 nước châu Âu trong đêm muộn ngày 23.9 đã thống nhất chi thêm ít nhất 1 tỷ euro để hỗ trợ các trại tị nạn ở Cận Đông, đồng thời tăng cường bảo vệ biên giới châu Âu, để đối phó với làn sóng nhập cư.
Thông điệp chung của thượng đỉnh bất thường của EU, sau hơn 6 giờ thương lượng, là việc tiếp nhận người tị nạn không thể làm ồ ạt, và châu Âu cần bảo vệ đường biên giới của mình. Thượng đỉnh châu Âu muốn đưa ra một tiếng nói chung của khối 28 nước, sau nhiều tuần “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Tuy nhiên, ngay sau cuộc họp nói trên, Thủ tướng Đức Merkel cảnh báo chặng đường giải quyết khủng hoảng tị nạn còn “rất xa vời”.
Theo Dân Việt