Người phụ nữ 'khắc tinh' của rắn độc, chó dại ở núi Gò Rùa

Kế thừa "báu vật" của cha để lại, một phụ nữ sống trên núi Gò Rùa (Quảng Nam) đã cứu sống hàng trăm người bị rắn độc, chó dại cắn.

Chúng tôi tìm đến thôn 2, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, Quảng Nam, hỏi về người chữa rắn độc, chó dại cắn thì ai cũng biết đó là bà Trần Thị Tức đang sống cùng mẹ già trên đồi núi Gò Rùa.

Con đường nhỏ nối với tuyến đường ĐT 615 dẫn vào nhà bà Tức uống cong theo bờ ruộng. Chạy xe máy được một đoạn khoảng 50m, một người đàn ông nói muốn vào nhà bà Tức phải gửi nhờ xe ở ngoài, đi bộ vào. Sau khi gửi xe ở nhà dân ven đường, chúng tôi đi bộ theo con đường đất ruộng nhỏ xíu ngoằn ngoèo khoảng 500m mới thấy nhà bà Tức.

Đường vào nhà bà Tức trên núi Gò Rùa rất thơ mộng.

Khi đến nơi, trước mắt chúng tôi là ngôi nhà cấp 4 nằm chênh vênh trên sườn núi Gò Rùa. Những bậc thang đá cổ xưa được chủ nhà sắp đặt từ ngoài chạy dài vào đến hiên trông rất cổ kính và thơ mộng.

Đây là nơi sinh sống của 4 người gồm bà Tức và mẹ ruột là cụ Võ Thị Đào (76 tuổi) cùng 2 con trai. Người con trai đầu đang đi bộ đội, đứa út đang học lớp 10.

Khi chúng tôi đến, trong nhà bà Tức có nhiều người dân từ khắp nơi đưa con nhỏ, người thân bị chó cắn đến nhờ bà chữa trị. Khi biết chúng tôi là PV đến tìm hiểu về "báu vật gia truyền" dùng để cứu người bị rắn độc, chó dại cắn, bà Tức nói: “Có chi đầu mà viết, ai cũng biết tôi cứu người bị chó, rắn cắn rồi mà. Tôi không muốn phô trương nhiều đâu!”.

Trong nhà bà lúc nào cũng có người bị rắn độc, chó dại cắn đến nhờ chữa trị.

Sau đó bà Tức mang cục sừng nhỏ màu đen cao 2cm, rộng 1,5cm rồi để trên chân phải của cháu Lê Văn Vỹ (11 tuổi, học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, xã Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước) được mẹ là chị Dương Thị Hoa (36 tuổi) chở đến nhà bà nhờ chữa trị vì em bị chó dại cắn.

Bà Tức nói: “Cục sừng này tôi không biết chính xác của con vật nào. Trước đây cha tôi là cụ Trần Hạ được mấy người bạn ở Camphuchia tặng, có kèm tờ giấy viết cách sử dụng bằng chữ Campuchia. Sau khi rời quân ngủ, cha tôi về lại quê nhà cất kỹ không dùng đến nó".

“Một thời gian rất lâu sau, ông Trọng hàng xóm bị rắn lục cắn sưng phù khắp người, nhớ lại cục sừng được tặng, cha tôi đem ra để vào vết rắn cắn, sau đó ông Trọng khỏe lại”, bà Tức nói thêm.




"Khắc tinh" của rắn độc đang chữa trị cho cháu Vỹ.

Còn cụ Võ Thị Đào (76 tuổi), mẹ bà Tức, kể: “Từ lúc dùng sừng chữa rắn lục cắn cho ông Trọng khỏi bệnh, thì trong xóm làng ai bị rắn hay chó dại cắn đều được người nhà cõng đến nhờ chồng tôi cứu chữa. Đến khi qua đời vào năm 2004, ông ấy đã cứu sống cả ngàn người dân đến từ khắp nơi”.

Theo lời bà Tức, có lần một người dân ở huyện Tiên Phước đi làm rừng bị rắn cắn, nọc độc phát tán khắp người. Nạn nhân được đưa vào bệnh viện huyện Tiên Phước cấp cứu nhiều ngày nhưng không khỏi, tình trạng càng thêm nguy kịch, người nhà chuẩn bị đưa về lo hậu sự.

Nhưng may mắn lúc đó có người nói ở xã Tiên Thọ có ông Hạ (cha bà Tức) chữa rắn cắn hay lắm. Nghe được tin này, người nhà nạn nhân tức tốc chạy xe máy xuống tìm đến nhà và cầu cứu. Ông Hạ mang theo sừng lên bệnh viện và cứu sống nạn nhân.


Cụ Đào cho biết có nhiều người dân bị rắn cắn sưng phù, bầm tím cả người, được người nhà cõng, bỏ lên võng khiêng đến nhà nhưng chỉ qua vài ngày được cục sừng này hít hết chất độc ra khỏi người là khỏe ngay.

Vào năm 2004, khi cha bà Tức qua đời, sợ có người sẽ lợi dụng cơ hội gia đình đang tang gia bối rối sẽ lấy trộm nên bà mang qua nhà người dì cất giùm. Bà Tức cũng là người duy nhất trong gia đình được cha truyền lại bí kíp dùng sừng quý giá để cứu người.

Theo bà Tức, rắn độc cắn rất nguy hiểm đến tính mạng, không cứu chữa kịp thời chất độc sẽ phát tán khắp cơ thể dẫn đến tử vong. Nếu nạn nhân đưa đến nhanh thì bà dùng cục sừng để vào vết thương hút nọc độc 3 -  4 ngày là khỏi.

Cục sừng dính chặt trên vết thương.

Những vật dụng kèm theo khi chữa rắn cắn là dấm nuôi, bình oxy già và bông y tế, chén nước sạch. Trước hết dùng nước oxy già rửa sạch vết cắn, sau đó khui vết thương ra rồi dùng đũa tre kẹp cục sừng đặt lên bên trên. Cục sừng sẽ dính chặt vào vết cắn đến khi nào hút hết chất độc ra khỏi cơ thể.

Tiếp đó, bà dùng đôi đũa tre ghắp cục sừng bỏ vào chén nước dấm, nếu vết cắn có độc thì nước dấm sôi lên. Đến khi nào hết sôi thì đem cục sừng bỏ vào chén nước sạch để rửa và tiếp tục đặt lên vết cắn. Khi chất độc trong cơ thể được hút hết ra ngoài thì cục sừng tự động rớt xuống. Lúc này, nạn nhân không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Theo quan sát, cháu Vỹ được bà Tức dùng cục sừng đặt lên vết cắn thì dính chặt vào da, dùng tay lấy ra không được. Cháu Vỹ nghiêng chân qua lại, cục sừng vẫn không rớt.

Sau khi hút hết chất độc ra ngoài, cục sừng được bỏ trong tô nước dấm.

Đang ngồi chờ đến lượt mình, chị Ngô Thị Trí (ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam), bị chó dại cắn cách đây 3 ngày, nói: “Tôi bị chó cắn 3 ngày nay. Chỗ vết cắn sưng lên và đau lắm. Lâu nay ai cũng biết cô Tức chữa được rắn độc, chó dại cắn nên chồng chở tôi xuống nhờ cô giúp".

Theo Tri thức

Tin tức mới nhất